© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 172: Thư, điện chúc mừng, thăm hỏi

Thứ năm - 30/01/2020 10:03
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 172: Thư, điện chúc mừng, thăm hỏi 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
     - Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kĩ năng:
     - Rèn luyện kĩ năng viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
3. Thái độ:
     - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi sử dụng thư, điện trong cuộc sống .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 01p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi:
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm loại văn bản này.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 09p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc 4 tình huống trong (SGK /202)
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
GV: ? Theo em những trường hợp nào cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi?
HS: ( Trả lời )
 
GV:? Tại sao phải gửi thư (điện) thăm hỏi?
HS: ( Trả lời )
 




GV: ? Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào? Mục đích các loại ấy có gì khác nhau không?
HS: ( Trả lời )
 

 GV: Nhận xét và giải thích thêm:
 ( Thư điện chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản tiết kiệm lời nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung và bộc lộ được tình cảm đối với người nhận được. Đọc thư điện chúc mừng hoặc thăm hỏi, người nhận thường có một thái độ hợp tác tích cực.
  Khi không thể gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết (gọi) mới dùng thư điện.
  Khi gửi thư (điện) cần điền cho thật đầy đủ, chính xác với các thông tin (họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn. )
I. Những tình huống cần viết thư
( điện ) chúc mừng và thăm hỏi:  

  1. Tình huống:


  2. Nhận xét:
* Gửi thư (điện) chúc mừng:
 - Người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi như được tặng huy chương, nhận hàm học vị cao -> Biểu dương, khích lệ.
* Gửi thư (điện) thăm hỏi:
- Người nhận gặp những điều rủi ro, những điều không mong muốn như: ốm, đau, tai nạn, người thân qua đời, tổn thất do thiên tai.
* Phân loại:
 - Thăm hỏi và chia vui.
 - Thăm hỏi và chia buồn.
* Mục đích:
 - Biểu dương, khích lệ, chúc mừng.
 - Động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi do, khó khăn….









-> Điền đầy đủ, chính xác thông tin. (Họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận) ->Theo mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi:
- Mục tiêu: Biết cách viết loại văn bản này.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS đọc văn bản a, b, c
( SGK mục II.1 / 202-203).
? Em thấy nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào?
HS:
* Giống: Trao đổi thông tin - Bày tỏ tình cảm.
* Khác nhau:
- Thư (điện) chúc mừng -> Chia vui. - Thư (điện) thăm hỏi -> Chia buồn, động viên, an ủi.
 GV: Nhận xét và chốt lại.
? Tình cảm được thể hiện ntn trong thư điện chúc mừng, thăm hỏi?
HS: ( Tình cảm chân thành. )
GV: ? Em có nhận xét gì về độ dài của thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi?
HS: ( Là loại văn bản tiết kiệm lời, ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ nội dung.)
GV: Nhận xét.
? Nội dung của một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi bao gồm những ý nào?
HS: ( Thảo luận nhóm-> Trình bày )
GV: Nhận xét và chốt ý.

->Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi:
  1. Yêu cầu:

* Đảm bảo nội dung:
  - Chúc mừng, chia vui
  - Thăm hỏi, động viên, chia buồn
 







* Tình cảm: Chân thành.

* Lời văn: Ngắn gọn, xúc tích.


2. Nội dung chính:
  - Lí do gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
  - Bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với tin vui hoặc bất hạnh của người nhận.
  - Lời chúc mừng - Mong muốn.
  - Lời thăm hỏi, chia buồn
  * Ghi nhớ: (SGK/204)
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 20p
? Đặc điểm chung của thư, điện chúc mừng thăm hỏi?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1.
Hs: Đọc bài tập - Hoạt động nhóm làm theo yêu cầu.


-> Điền nội dung của VD II.1a, 1b, 1c ( SGK/ 202,203 )vào mẫu.
Họ tên địa chỉ người gửi: Phần này chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.


















- Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
III. Luyện tập:
  1. Bài tập 1 : ( SGK/204)
 a.
* Họ tên địa chỉ người nhận:
 - Thầy: ………….
* Nội dung: Nhân dịp xuân Canh Dần, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
 * Họ tên và địa chỉ người gửi…….
b.
* Họ tên địa chỉ người nhận:……..
* Nội dung: Được tin bạn đoạt huy chương vàng môn nhảy cao trong hội khoẻ phù đổng, cả lớp vô cùng xúc động và tự hào. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn khoẻ, tiếp tục giành được nhiều huy chương.
* Họ tên người gửi: ……………
c.
* Họ tên địa chỉ người nhận:
- Bạn Nguyễn Thành Nam, số nhà 62 phường Trần Phú - Tp Nghệ An.
* Nội dung: Qua truyền hình, được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận mưa bão vừa rồi, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và toàn thể gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn và ổn định trong cuộc sống.
* Họ tên địa chỉ người gửi: Nguyễn Thành Công - Lớp 9A …….
2. Bài tập 2, bài tập 3 (Về nhà làm)
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu một vài trường hợp cần viết thư, điện….
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Ôn bài, chuẩn bị tốt kiến thức bài tiếp theo.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây