© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 169: Tổng kết văn học (tiếp theo)

Thứ năm - 30/01/2020 09:59
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 169: Tổng kết văn học (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Nắm được kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ 6 đến 9.
    - Những hiểu biết ban đầu về LS văn học Việt Nam, một số khái niệm liên quan đến thể loại VH.
2. Kĩ năng:          
   - Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng tác phẩm trong chương trình.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS ý thức nghiêm túc, tích cực, tự giác ôn tập về văn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu mấy nét đặc sắc nổi bật của VH Việt Nam:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Nhận xét và chốt ý.
? Hãy nêu những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN?
HS: ( Trả lời )

















GV: Nhận xét.
? Hãy nêu những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của VHVN?
HS: ( Trả lời )





GV: Nhận xét, chốt lại.






-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ 1.)
 
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VH Việt Nam:


1. Đặc điểm nội dung, tưởng:

a. Tư tưởng yêu nước: Chủ đề lớn, xuyên suốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc (Căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng)
b. Tinh thần nhân đạo: Yêu nước và thương yêu con người đã hòa quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người...)
c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan: Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng.

2. Đặc điểm hình thức nghệ thuật:
 
- Tính thẩm mĩ cao: Tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài , văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị.

-> Tóm lại:
+ Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam.
+ Là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng con người Việt Nam.
  * Ghi nhớ 1: ( SGK/194 )
Hoạt động 2: HDHS ôn tập về thể loại:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
GV: ? Thể loại văn học là gì?
HS: ( Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
GV: ? Có mấy loại hình chính?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Hãy kể tên các thể loại VHDG?
HS: ( Trả lời )



GV:  Nhận xét, bổ sung.
? Hãy kể tên các thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc?Cho ví dụ?
HS: ( Trả lời )







GV: ? Hãy kể tên các thể thơ dân gian Việt Nam?Cho ví dụ?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Truyện kí dân gian có những thể loại nào?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Chúng có đặc điểm gì về nội dung?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Truyện thơ Nôm có đặc điểm gì?Gồm mấy loại?
HS: ( Trả lời )








GV: ? Hãy kể tên một số thể văn nghị luận?
HS: ( - Hịch là thể văn hùng biện do vua chúa, tướng soái làm ra nhằm kêu gọi, khích lệ quân sĩ, dân chúng trong những cuộc chiến đấu.
- Cáo là thể văn chính luận mà vua chúa hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của sự nghiệp mới hoàn thành, có thể dùng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
- Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
GV: ? Kể tên một số thể loại văn học hiện đại? Cho ví dụ?
HS: ( Trả lời )




GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Đọc ghi nhớ.
B. Sơ lược một số thể loại văn học:




 - Ba loại hình: Kịch, tự sự, trữ tình.

I. Một số thể loại văn học dân gian:
- Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
- Trữ tình dân gian: Ca dao- dân ca
- Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng đồ
- Nghị luận dân gian: Tục ngữ.

II. Một số thể loại văn học trung đại:
1. Các thể thơ:
a. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc:
- Thể cổ phong ( Tương đối tự do )
- Thể Đường luật ( Viết theo luật )
 + Thất ngôn bát cú
 + Tứ tuyệt: Thất ngôn và ngũ ngôn.
 + Bài luật ( Mười câu trở lên )
b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian:

- Lục bát
- Song thất lục bát
2. Các thể truyện kí: ( Viết bằng văn xuôi chữ Hán )
- Truyền kì
- Kí sự
- Chí

-> Đậm yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo; Kể về nhân vật lịch sử, anh hùng nghĩa sĩ.
3. Truyện thơ Nôm:
- Viết chủ yếu bằng thơ lục bát; giàu chất trữ tình, diễn tả nhiều cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ:
+ Xuất hiện: Thế kỉ XVIII
+ Phát triển rực rỡ ở thế kỉ XVIII, XIX
- Gồm hai loại:
+ Thơ Nôm bình dân ( Khuyết danh )
+ Thơ Nôm bác học ( Trí thức nho gia sáng tác )
4. Một số thể văn nghị luận:
- Hịch:


- Cáo:




- Chiếu:




III. Một số thể loại văn học hiện đại:

- Phóng sự
- Truyện: Truyện ngắn, tiểu thuyết.
- Tùy bút
- Thơ hiện đại.

* Ghi nhớ 2: ( SGK/201 )
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Thể loại văn học là gì?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Kể tên các thể loại tiêu biểu?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Ôn bài, chuẩn bị tốt kiến thức bài tổng kết văn học (tiếp theo).
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây