© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 167: Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)

Thứ năm - 30/01/2020 09:55
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 167: Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS được ôn lại và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9; Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
    - Phân biệt được các kiểu văn bản và thể loại văn học.
2. Kĩ năng:                  
   - Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực đọc và viết các văn bản thông dụng.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS ý thức viết các kiểu văn bản và sử dụng phương thức biểu đạt phù hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về khả năng tích hợp của phân môn Tập làm văn:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................


GV: ? Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn như thế nào?
HS: ( Trả lời )






GV: Nhận xét.
? Mối quan hệ giữa phần tiếng Viết với phần văn và Tập làm văn?
HS: ( Trả lời )





GV: ? Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
HS: ( Trả lời )







GV: Nhận xét và chốt ý.
 
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS:
 1. Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn:
- Qua đọc- hiểu văn bản hình thành kĩ năng viết Tập làm văn.
+ Mô phỏng
+ Học phương pháp kết cấu
+ Học cách diễn đạt
+ Gợi ý sáng tạo
-> Đọc nhiều để học cách viết tốt. Không đọc, ít đọc viết không tốt không hay.
2. Mối quan hệ giữa phần tiếng Việt, Văn và Tập làm văn:
- Nắm được kiến thức cơ bản của phần tiếng Việt:
+ Sẽ có kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, có cách diễn đạt hay.
+ Tránh được những lỗi thường gặp khi nói và viết.
3. Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn:
- Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp kể chuyện và làm văn miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
- Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh giúp cho HS cách tư duy loogic khi trình bày một vấn đề, một tư tưởng.
- Đọc văn bản biểu cảm giúp học sinh có cảm xúc sâu sắc hơn khi làm bài nghị luận.
Hoạt động 2: HDHS ôn tập các kiểu văn bản trọng tâm:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 10p
? So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

GV: ? Mục đích biểu đạt của văn thuyết minh là gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Cần chuẩn bị những gì khi viết văn bản thuyết minh?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Đích biểu đạt của văn bản tự sự là gì?    
HS: ( Trả lời )



GV: ? Những yếu tố nào tạo nên văn bản tự sự?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm khi kết hợp với văn tự sự có tác dụng gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Ngôn ngữ trong văn tự sự có đặc điểm gì?     
HS: ( Trả lời )

GV: ? Đích biểu đạt của văn nghị luận là gì?    
HS: ( Trả lời )

GV: ? Văn nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?
HS: ( Trả lời )
GV:  Nhận xét.
 ? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Nêu dàn bài chung của một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Nêu dàn bài chung của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) hoặc về một đoạn thơ, bài thơ?
HS: ( Trả lời )



GV: Chốt ý và kết luận lại.
 
III. Các kiểu văn bản trọng tâm:   
 1. Văn bản thuyết minh:

- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với đối tượng thuyết minh.

- Cần chuẩn bị tri thức về đối tượng thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, liệt kê, giải thích, phân loại phân tích, so sánh, dùng số liệu.

- Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh: Chính xác, khoa học…

2. Văn bản tự sự:
- Mục đích: Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa; biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: Sự việc, nhân vật.

- Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận-> Hấp dẫn người đọc, người nghe.

- Ngôn ngữ: Nghệ thuật

2. Văn bản nghị luận:

- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái tốt, tù bỏ cái sai, cái xấu.

- Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận.


- Yêu cầu: Luận điểm, luận cứ và lập luận phải chính xác, khoa học, thuyết phục người đọc, người nghe.

* Dàn bài chung của bài nghị luận xã hội:
- MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
- TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
- KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
* Dàn bài chung của bài nghị luận văn học:
- MB: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật; có các luận cứ tiêu biểu và xác thực để phân tích, chứng minh.
- KB: Kết luận, nêu nhận định, đánh giá chung của mình.
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Nêu dàn bài chung của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) hoặc về một đoạn thơ, bài thơ?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn như thế nào?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Ôn bài, chuẩn bị tốt kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì II.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây