© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 165: Văn học: BẮC SƠN (Nguyễn Huy Tưởng) (tiếp theo)

Thứ năm - 30/01/2020 09:48
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 165: Văn học: BẮC SƠN (Nguyễn Huy Tưởng) (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:          
     - Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
     - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kĩ năng:         
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc phân vai, phân tích các xung đột kịch qua các tình huống, đối thoại kịch.
3. Thái độ:
   - Giáo dục HS tình cảm cách mạng và có thái độ yêu thích, hứng thú tìm hiểu về nghệ thuật kịch nói.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
 
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS theo dõi vào văn bản.

?Thơm đang trong hoàn cảnh ntn ?
HS: ( Trả lời )      





GV: ? Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào?
HS: ( Cả ba lớp nhưng lớp thú ba thể hiện tập trung đấu tranh của Thơm và chồng; Lớp 1,2 thể hiện hành động của Thơm.)
GV: Nhận xét.
? Hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm?
HS: ( Trả lời )








GV: Nhận xét và bổ sung.
? Đánh giá của em về hành động của Thơm?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Nhân vật Thơm đã có biến chuyển gì trong lớp kịch này?
HS: ( Dứt khoát đứng về phía cách mạng.)
GV: ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thơm?
HS: ( Trả lời )


GV: ?Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì ?
HS: ( Trả lời )     

GV:  Chốt ý.
? Ngọc xuất hiện trong lớp kịch nào?
HS: ( Lớp 1 và lớp 3 )
GV: ? Bằng thủ pháp nào, tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y?
HS: (Qua ngôn ngữ, thái độ, hành động của nhân vật.)
GV: ? Hành động xuyên suốt lớp kịch này của nhân vật Ngọc là gì?
HS:  ( Trả lời )

GV: Để thực hiện hành động này, Ngọc đã phải đối diện với Thơm.
? Xuất hiện ở lớp 3, tính cách của Ngọc bộc lộ qua những lời nói điển hình nào?
HS: (- Thôi thì chẳng may chứ mấy thằng Sáng đã như thế…( Khi thấy vợ buồn rầu)
     - Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài nghìn đồng…( Khi nói về cái lợi của việc bắt Thái, Cửu )
GV: ? Qua những lời nói của Ngọc bộc lộ tính cách và bản chất gì của hắn?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Đánh giá và nêu cảm nhận của em về nhân vật này?
HS: ( Trả lời )

GV: Chuyển ý.


? Em có nhận xét gì về Thái và Cửu?
HS: ( Trả lời )



GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Phân tích văn bản:
 1. Mâu thuẫn- xung đột kịch:
 2. Nhân vật Thơm:
- Hoàn cảnh:
  + Cha, em trai: Hi sinh.
  + Mẹ: Bỏ đi
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc
  + Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc…).








- Tâm trạng: Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.
- Thái độ với chồng:
  + Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian.
  + Tìm cách dò xét.
  + Cố níu chút hi vọng về chồng
- Hành động:
  + Che dấu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình.

  + Khôn ngoan, che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.





-> Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.

=> Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
 3. Nhân vật Ngọc:






- Hành động: Lùng bắt hai cán bộ CM để lấy tiền thưởng.














- Giả nhân, giả nghĩa, ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài, phản bội tổ quốc, làm tay sai cho giặc ( Việt gian ).

->Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.

 3. Nhân vật Thái, Cửu:
- Thái: Bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: Hăng hái, nóng nảy.
-> Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành đối với Tổ quốc, cách mạng, đất nước…
Hoạt động 2. HDHS tổng kết văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

GV: ?Hãy khái quát những nét nghệ thuật chính của hồi kịch?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và bổ sung.
? Nêu nội dung chính của Hồi kịch?
HS: ( Trả lời theo ghi nhớ. )
GV: Chốt ý và kết luận:
( Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm- Người phụ nữ có chồng theo giặc- đứng hẳn về phía cách mạng. )
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:

- Xây dựng xung đột mâu thuẫn.
- Tình huống, hoàn cảnh bất ngờ, gay cấn
- Ngôn ngữ và nhịp điệu thay đổi.
2. Nội dung:

  * Ghi nhớ: ( SGK/167 )
 
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? nêu giá trị nội dung văn bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Cảm nhận của em về các nhân vật còn lại?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Ôn bài, chuẩn bị bài mới: Tổng kết tập làm văn.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây