© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 164: Văn học: BẮC SƠN (Nguyễn Huy Tưởng)

Thứ năm - 30/01/2020 09:46
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 164: Văn học: BẮC SƠN (Nguyễn Huy Tưởng)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:          
     - Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
     - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kĩ năng:         
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc phân vai, phân tích các xung đột kịch qua các tình huống, đối thoại kịch.
3. Thái độ:
   - Giáo dục HS tình cảm cách mạng và có thái độ yêu thích, hứng thú tìm hiểu về nghệ thuật kịch nói.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khác quát văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: ? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS: ( Trả lời )






GV: Nhận xét, bổ sung.
-> Chốt ý.

? Hãy cho biết vài nét về tác phẩm?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Vì sao “ Bắc Sơn” được gọi là kịch?
HS: ( Dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật- Đối thoại, độc thoại; cử chỉ, hành động để thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong hiện thực cuộc sống.)
GV: Nhận xét và bổ sung:
( “ Bắc Sơn” là vở kịch nói đầu tiên sau CMT8, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941 ) oai hùng và bi tráng. )

GV: HDHS đọc phân vai:
- Dẫn chuyện: Chậm, khách quan
- Thái: Bình tĩnh , ôn tồn-> Lo lắng, tin tưởng.
- Cửu: Hấp tấp, ngạc nhiên, chân thành
- Thơm: Đầy tâm trạng
- Ngọc: Giả nhân, giả nghĩa.
HS: ( Đọc văn bản)       

-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Văn bản trên được chia làm mấy phần? Xác định giới hạn và nội dung từng phần?
HS: ( Thảo luận nhóm-> Trình bày.)
- 4 hồi
- Lớp I: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm và Ngọc. Mâu thuẫn giưa hai người, Thơm dần dần nhận ra con người thật của Ngọc. Cô đau xót và ân hận.
- Lớp II: Thơm- Thái- Cửu : Giới thiệu tình huống kịch, tạo điều kiện cho mâu thuẫn, xung đột phát triển. Thái- Cửu, hai cán bộ , chiến sĩ cách mạng chạy chốn , tình cờ trong lúc bối rối chạy vào nhà Thơm và cô quyết định cho hai người chốn ở buồng ngủ của mình.
- Lớp III : Thơm- Ngọc : Ngọc đột ngột về nhà, Thơm tìm cách giấu chồng qua câu chuyện, càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn , day dứt trong lòng Thơm. Một mặt dù nhận ra bản chất phản động của Ngọc, đã quyết định che giâú hai cán bộ cách mạng, mặt khác Thơm vẫn chưa đủ cương quyết để hành động....
- Lớp IV: Cuối Ngọc lại lật đật chạy theo bọn lính Pháp , tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn.

GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng( 1912-1960).
- Quê: Đông Anh- Hà Nội.
- Là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.
- Tác phẩm chính: Sống mãi với thủ đô
( Tiểu thuyết ), Bắc Sơn, Vũ Như Tô
 ( Kịch )
-> Các sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc, giàu cảm hứng lịch sử.
 
2. Tác phẩm: ( 1946 ) gồm 5 hồi
- Đoạn trích: Hồi 4
- Thể loại: Kịch




















 3. Bố cục: 4 hồi
 
Hoạt động 2. HDHS phân tích văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

GV: ? Biến cố làm thành xung đột kịch trong hồi kịch này là gì?
HS: ( - Bọn phản động truy bắt cán bộ CM. Quần chúng CM bí mật giải thoát cho cán bộ CM.)
GV: ?Mâu thuẫn- Xung đột kịch chủ yếu là mâu thuẫn xung đột gì ?Giữa ai với ai?
HS: ( Trả lời )     


GV: ? Mâu thuẫn xung đột ấy được phát triển ở các lớp II, III như thế nào?
HS: ( Trả lời )

GV: Chốt lại.
( Mâu thuẫn gia đình: Thơm- Người vợ đẹp, hiền, trung thực; Ngọc- người chồng hèn nhát, phẩn bội làm tay sai cho pháp )
? Tình huống kịch làm nền cho mâu thuẫn, xung đột phát triển ở đây là gì?
HS: ( Trả lời )





GV:  Chốt ý.
-> Cách mạng ( Thơm ) và phản cách mạng ( Ngọc )-> Mâu thuẫn.

-> Tiểu kết tiết 1.
II. Phân tích văn bản: 
 1. Mâu thuẫn, xung đột kịch:






- Mâu thuẫn giữa ta- địch, giữa các cán bộ chiến sĩ cách mạng với bọn giặc Pháp và tay sai phản động.


- Mâu thuẫn trên lồng trong mâu thuẫn gia đình: Giữa Thơm và Ngọc.




- Mâu thuẫn phát triển trong tình huống kịch gay gắt, kịch liệt:
+ Cuộc khởi nghĩa thất bại.
+ Giặc lùng gắt gao các chiến sĩ , cán bộ.
+ Cửu chạy chốn đúng vào nhà Thơm.
+ Ngọc chồng Thơm một tên chỉ điểm cho kẻ thù đột ngột về.
 
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Phân vai đọc lại văn bản trên?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Biến cố làm thành xung đột kịch trong hồi kịch này là gì?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Ôn bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây