© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 166: Tổng kết tập làm văn

Thứ năm - 30/01/2020 09:49
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 166: Tổng kết tập làm văn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS được ôn lại và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9; Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
    - Phân biệt được các kiểu văn bản và thể loại văn học.
2. Kĩ năng:                  
   - Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực đọc và viết các văn bản thông dụng.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS ý thức viết các kiểu văn bản và sử dụng phương thức biểu đạt phù hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: HDHS ôn tập các kiểu văn bản.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 30p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: HDHS đọc bảng hệ thống hoá các kiểu văn bản đã học trong chương trình ( SGK/169 ).
GV: ? Các kiểu văn bản trên khác nhau ở điểm nào?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, bổ sung.











? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không ? Vì sao?
HS: ( Trả lời )













GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
 ? Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp trong một văn bản cụ thể không ? Vì sao ? Hãy chứng minh?
HS: ( Trả lời )






GV: Nhận xét và bổ sung.
* Khả năng kết hợp giữa các phương thức: ( Bảng phụ )
? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học?
HS: ( Trả lời )













GV: Nhận xét.
? So sánh kiểu văn bản tự sự và thể loại tự sự?
HS: ( Trả lời )







GV: ? So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình?
HS: ( Trả lời )







GV: Nhận xét, bổ sung.
? Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận?
HS: ( Trả lời )



-> Tiểu kết tiết 1.
 
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:        



1. Các văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính là:
- Phương thức biểu đạt.
- Hình thức thể hiện.
* Cụ thể:
+ Tự sự: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc
+ Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng
+ Thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.
+ Biểu cảm: Cảm xúc
+ Nghị luận: Bày tỏ quan điểm, có hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Điều hành: Trình bày theo mẫu.
2. Các văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì:
- Phương thức biểu đạt khác nhau.
- Hình thức thể hiện khác nhau.
- Mục đích khác nhau:
+ Tự sự : Để nắm được diễn biến các sự kiện, sự việc.
+ Miêu tả: Để cảm nhận được các sự việc , hiện tượng.
+ Biểu cảm : Để hiểu được thái độ tình cảm của người viết đối với sự việc được nói tới.
+ Thuyết minh : Để nhận thức được đối tượng.
+ Nghị luận : Thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó.
+ Hành chính công vụ : Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì:
- Trong văn bản tự sự có thể kết hợp các phương thức miêu tả, thuyết minh và ngược lại.
- Ngoài chức năng thông tin các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì các quan hệ xã hội. Do đó không thể có một văn bản chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt.





4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn bản:
a. Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.
VD:
+ Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự.
+ Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.
b. Khác nhau:
- Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học.
- Thể loại văn bản là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản .
VD: Trong các thể loại văn học như : tự sự, trữ tình, kịch thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự. miêu tả, biểu cảm.
  1. So sánh kiểu văn bản tự sự và
thể loại tự sự:
- Giống nhau: Kể sự việc
- Khác nhau:
+ Văn bản tự sự: Phương thức biểu đạt chính
+ Thể loại tự sự: Đa dạng ( Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch )
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
- Cốt truyện- nhân vật- sự việc- kết cấu
6.  So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình:
- Giống nhau: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo.
- Khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng ( Văn xuôi )
+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống ( Thơ )

7. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận:
- Thuyết minh: Giải thích cho một cơ sở nào đó vấn đề bàn luận.
- Miêu tả: Tái hiện đặc điểm, tính chất.
- Tự sự: Sự việc dẫn chứng cho vấn đề
 
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Ôn bài, chuẩn bị bài mới: Tổng kết tập làm văn.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây