Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
A.Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs. - Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình. - Thời gian: 5p + Ổn định tổ chức:……………………Vắng :……………………………………… + Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? + Giới thiệu bài mới: - Điều chỉnh: ………………………………………………………………………… |
|
B.Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 1: HDHS nhận diện văn bản phân tích: - Mục tiêu: Nhận diện văn bản. - Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận. - Thời gian: 13p - Điều chỉnh: ......................................................................................................................................... |
|
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. ? Hãy cho biết luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a? HS: ( Trả lời ) GV: Nhận xét. ? Hãy cho biết luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a? HS: ( Trả lời ) GV: Nhận xét và sửa chữa. GV: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. ? Thế nào là học qua loa, đối phó? HS: ( Trả lời ) GV: Nhận xét. ? Bản chất của lối học đối phó là gì? HS: ( Trả lời ) GV: ? Nêu tác hại của việc học đối phó? HS: ( Trả lời ) |
1. Bài tập 1: Nhận diện văn bản phân tích: a. Luận điểm: Cái hay của bài thơ “Thu điếu”: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. + Ở các điệu xanh + Ở những cử động + Ở các vần thơ, chữ thơ không non ép b. Luận điểm: Phép lập luận phân tích và tổng hợp: - Phân tích mấu chốt của sự thành đạt + Nêu lên các quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt + Chứng minh để bác bỏ nguyên nhân khách quan, khẳng định vai trò của nguyên nhân chủ quan - Phép lập luận tổng hợp : Rút cuộc mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân con người, ở tinh thần phấn đấu, trau dồi đạo đức. 2. Bài tập 2: Thực hành phân tích một vấn đề. * Phân tích bản chất của lối học đối phó: a. Biểu hiện: + Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí, không có kiến thức cơ bản. + Học chỉ để khoe mẽ ( Có bằng nọ, bằng kia ) nhưng đầu óc trống rỗng. + Học cốt chỉ để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo giải quyết việc trước mắt. + Học không cóp hứng thú. b. Bản chất: - Có hình thức của học tập như: Cũng đến lớp, cũng đọc sách, có điểm thi và có bằng cấp. - Không có thực chất, đầu óc trống rỗng, làm hỏng việc… c. Tác hại: - Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng lâu dài cho XH về nhiều mặt. - Đối với bản thân: Sẽ không có hứng thú học tập và hiệu quả học tập ngày càng thấp. |
Hoạt động 2: HDHS phân tích một văn bản: - Mục tiêu: Thực hành kiến thức. - Phương pháp: thảo luận, thực hành. - Thời gian: 15p - Điều chỉnh:.................................................................................................................... |
|
GV: ? Dựa vào văn bản “ Bàn về đọc sách” để lập dàn ý? HS: ( Tập lập dàn ýà Trình bày.) GV: Nhận xét, sửa chữa. à Nêu yêu cầu bài tập 4. ? Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”. HS: ( Luyện viết đoạn văn.) à Trình bày và nhận xét. GV: Nhận xét, sửa chữa và chốt lại. |
3. Bài tập 3: Thực hành phân tích 1 văn bản: * Dàn ý: - Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy hàng nghìn năm của nhân loại. Vì vậy, bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách. - Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. - Càng đọc sách càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông. à Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng có phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới hiệu quả ( Đọc sách không cần nhiều, đọc kĩ, sâu mới có ích… ) 4. Bài tập 4: Thực hành tổng hợp |
C. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu: Thực hành kiến thức - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. - Thời gian: 5p ? Viết đoạn văn tổng hợp. - Điều chỉnh:............................................................................................................. |
|
D. Hoạt động ứng dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế. - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. - Thời gian: 5p ? Tìm đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp? - Điều chỉnh:.................................................................................................................. |
|
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức. - Phương pháp: Tư duy - Thời gian: 2p + Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo: Tiếng nói của văn nghệ. - Điều chỉnh:................................................................................................................... |
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn