© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 94: Tiếng Việt: KHỞI NGỮ

Thứ hai - 13/01/2020 11:24
Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 94: Tiếng Việt: KHỞI NGỮ
I. MỤC TIÊU:                                      
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm, đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
2. Kĩ năng:          
-  Rèn kĩ năng nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với các thành phần chính của câu , biết đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức vận dụng ngữ pháp vào nói và viết hiệu quả.
4. Định hướng phát triển:
          - Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
-  Năng lực chuyên biệt:   Giao tiếp, trình bày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
   - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:  Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK. 
3. Phương pháp: Nêu ví dụ, vấn đáp, gợi mở, thực hành luyện tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Vấn đề nghị luận của văn bản Bàn về đọc sách đặt ra là gì ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:
- Mục tiêu: tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở.
- Thời gian: 15p
- Điều  chỉnh:.................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK.
? Hãy xác định C- V trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
HS: (-  Chủ ngữ 
 a. Anh
 b. Tôi 
 c. Chúng ta )
GV: Nhận xét, sửa chữa.
? Các từ ngữ in nghiêng có đặc điểm gì dể phân biệt với chủ ngữ?
HS: ( * Các từ in nghiêng:
+Về vị trí:  Đứng trước CN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Về quan hệ: không có quan hệ C-V với VN.)
GV: Nhận xét, chốt ý: Đó gọi là khởi ngữ.
? Vậy, em hiểu khởi ngữ là gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt lại:
( Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước các khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ. )
? Khởi ngữ dùng để làm gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ và lưu ý HS một số điều về khởi ngữ:
à Lấy VD làm rõ.
VD:  
 -  Muộn tôi cũng muộn rồi.
      
 
  • Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
 
  • Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
à Chuyển ý.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
 1. Ví dụ:

a, Còn anh, anh…
b, Giàu, tôi…
c, Về các thể loại…, chúng ta…

  2. Đặc điểm:
            







-  Khởi ngữ thường đứng trước CN, ngăn cách với phần chính bởi dấu phẩy, không có quan hệ C- V với thành phần câu.
- Có thể thêm từ “ Còn, về, đối với” đằng trước.

3. Công dụng:
- Nêu lên đề đề tài được nói đến trong câu.
    * Ghi nhớ: ( SGK/8 )

 4. Những lưu ý:
- Khởi ngữ có thể có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó đứng sau đó.
- Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng một từ ngữ thay thế.
- Khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 15p
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích?
HS: ( 2 em lên bảng ghi đáp án.)




GV:  Nhận xét, chốt ý.
à Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
? Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ?
HS: ( Trả lời )




GV: Nhận xét và chốt đáp án trên
bảng phụ.
à Đưa ra bài tập 3 bổ trợ.
HS: ( Suy nghĩ và trả lời )






GV: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 4.
 
II. Luyện tập:
  1. Bài tập 1:  ( SGK/8 )


a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. Đối với cháu

 2. Bài tập 2:
 
  1. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
à Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
  1. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
à Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
   

  3. Bài tập 3:
 a. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tể.
 b. Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.
c. Nhà bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố. Ruộng bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
  4. Bài tập 4:
   Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng khởi ngữ.
 
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 5p
+ Học bài và chuản bị bài tiếp theo: Phép phân tích và tổng hợp.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây