© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 93: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tiếp theo)

Thứ hai - 13/01/2020 11:23
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 93: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
          -Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
          -Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2.Kĩ năng:
          -Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch
          -Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
3.Thái độ:
          Nghiêm túc học tập, có ý thức đọc sách.
4. Định hướng phát triển:
          - Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
-  Năng lực chuyên biệt:   Giao tiếp, trình bày.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách GK, giáo án
2. Học sinh: Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, gợi mở , liên hệ thực tế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Vấn đề nghị luận của văn bản Bàn về đọc sách đặt ra là gì ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chi tiết về văn bản:        
- Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở.
- Thời gian: 30p
- Điều  chỉnh:................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS quan sát đoạn 2.
? Theo tác giả nguyên nhân nào khiến người đọc gặp khó khăn khi đọc sách?
HS: ( Sách nhiều. )
GV: ?Vậy, sách nhiều dẫn đến những khó khăn nào ?
HS: ( Trả lời )



GV: ? Tác giả đã lí giải vì sao sách nhiều khiến người ta không sâu?
HS: (+ Đọc qua loa, không suy nghĩ
     + Đọc nhiều nhưng đọng lại thì ít.)
GV: ? Cho ví dụ về việc đọc sách nhiều khiến người đọc lạc hướng ?
HS: (Nhiều sách có nội dung  gần giống nhau. Một kiến thức song nhiều sách viết khác nhau.)
GV: ? Tác giả sử dụng biện pháp NT gì để chứng minh?
HS: (Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt lại.
? Vậy, tác giả khuyên ta nên chọn sách như thế nào?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Em hiểu như thế nào về sách phổ thông và sách chuyên môn?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Đọc sách như thế nào là đúng? Tác giả chế giễu việc đọc sách hời hợt như thế nào?
HS: ( Trả lời )






GV: ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong đoạn?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Theo em những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của văn bản?
HS: ( Lập luận chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.)
GV: ? Qua văn bản em hiểu thêm được những gì?
HS: ( Sách là vô cùng quan trọng, cần có phương pháp đọc sách phù hợp.)
GV:  Nhận xét và kết luận.
GV:  ? Nhận xét về Nt và ND của văn bản?
HS: ( Trả lời )
 
I. Phân tích phân tích:
2. Khó khăn nguy hại của việc đọc sách:
-  Sách nhiều:



 + Khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống , không kịp nghiền ngẫm.
  + Khiến ta khó lựa chọn, lạc hướng , lãng phí thời gian, sức lực










- So sánh:
+ Đọc sách- ăn uống.
+ Chiếm lĩnh học vấn- đánh trận.
à Biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà trắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng.

3. Cách chọn và đọc sách có hiệu quả đọc sách:


- Phải lựa chọn sách có giá trị và cần thiết với bản thân để đọc.
- Cần đọc cả sách phổ thông lẫn sách tham khảo để trau dồi học vấn.
- Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng  thú cá nhân mà đọc có kế hoạch và hệ thống.
- Đọc nhiều lĩnh vực để biết rộng rồi mới nắm chắc.
- Kết hợp đọc rộng với đọc sâu( vừa đọc vừa suy ngẫm.)
- Đọc kết hợp với ghi chép
à Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng sinh động.
à  Đọc sách không chỉ là việc học  tập tri thức  mà còn là việc rèn luyện tính cách, học chuyện làm người.







III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ ,dẫn dắt tự nhiên
-  Lập luận rõ ràng, có phân tích , lí lẽ xác đáng
- Giọng văn trò chuyện , chia sẻ kinh nghiệm.
- Cách viết giàu hình ảnh nhiều chỗ so sánh ví von thú vị.
2. Nội dung:
 * Ghi nhớ: ( SGK/7 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nêu nội dung chính của văn bản?
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Qua văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài và chuản bị bài tiếp theo: Khởi ngữ.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây