© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 92: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Thứ hai - 13/01/2020 11:19
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 92: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
          - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
          - Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
          - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch
          - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
          Nghiêm túc học tập, có ý thức đọc sách.
4. Định hướng phát triển:
          - Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
-  Năng lực chuyên biệt:   Giao tiếp, trình bày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách GK, giáo án
2. Học sinh: Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, gợi mở , liên hệ thực tế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Đọc-hiểu chú thích:
- Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin tác giả, tác phẩm..
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS quan sát SGK
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS:  ( Trả lời )
GV: Nhận xét và bổ sung.
à Giới thiệu chân dung tác giả.

? Giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
HS: ( Trả lời )     
GV: Nhận xét.

GV: HDHS đọc bài : Giọng rõ ràng, mạch lạc, tâm tình, nhẹ nhàng như trò chuyện.
 à Đọc mẫu, gọi HS đọc.
HS: ( Đọc bài )     
GV: Nhận xét cách đọc.
? Văn bản này thuộc thể loại gì ?
HS: ( Trả lời)
GV:  HDHS tìm hiểu 1số từ khó(SGK).
? Theo em bố cục của văn bản chia làm mấy phần?
HS: 3 phần:
- P1: Từ đầuà "Thế giới mới": Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- P2: Tiếpà " Tiêu hao lực lượng": Những khó khăn, nguy hại của việc đọc sách hiện nay.
- P3: Còn lại: Phương pháp chọn và đọc sách.)
GV: Nhận xét, chốt lại.
à Chuyển ý.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm (1897-1986)
- Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
 2. Tác phẩm:
- Trích trong “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”






- Văn bản Nghị luận có nội dung nhật dụng.
* Từ khó: ( SGK)
3. Bố cục:  3 phần


 
Hoạt động 2:  HDHS tìm hiểu chi tiết về văn bản:        
- Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Em thường đọc loại sách gì?
HS: ( Trả lời theo thói quen đọc sách của mình. )
GV: ? Vì sao em lại đọc sách ?
HS:  ( Tích luỹ và mở rộng kiến thức đã học.)
GV : ? Còn theo tác giả sách có vai trò như thế nào ?
HS: ( Trả lời )



GV: Nhận xét và chốt ý.
? Sách có vai trò quan trọng như thế nên đọc  sách sẽ có ý nghĩa gì?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Nêu những kiến thức mà em tích luỹ được từ việc đọc thêm sách ở thư viện?
HS:  ( Tự bộc lộ. )
à Tiểu kết tiết 1.
II. Phân tích văn bản: 
1. Tầm quan trọng của việc đọc sách:



- Vai trò của sách:
+ Ghi chép lưu truyền thành quả tri thức của nhân loại
+ Kho  báu di sản tinh thần của nhân loại
+ Cột mốc trên đường tiến hoá học thuật  của nhân loại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường nâng cao tích luỹ tri thức
+ Sự chuẩn bị cho cuộc truờng chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện ra thế giới mới.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, thấu tình, đạt lí, sâu sắc.
 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Qua văn bản hãy cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việt đọc sách?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Bản thân em rút ra được bài học gì từ văn bản?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Nghiên cứu phần tiếp theo của văn bản và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................
​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây