© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 4, tiết 19 Văn 9

Chủ nhật - 12/01/2020 09:58
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 4, tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kỹ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản
3. Năng lực:
- Năng lực tự học,  giải quyết vấn đề,  giao tiếp, năng lực hợp tác,  nhận thức, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
4. Phẩm chất :
- Dùng đúng mục đích, yêu cầu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp tăng hiệu quả giao tiếp
II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thiết bị dạy học, tư liệu,
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS
- Giáo án , sgk, câu hỏi thảo luận
2. HS:  Đọc kĩ bài học, soạn bài
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, phân tích, phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,  phương pháp vấn đáp, phương pháp đàm thoại gợi mở...
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- Hệ thống từ ngữ xưng hô và cách sử dụng ? cho ví dụ minh họa?
- Tìm VD về việc lựa chọn từ ngữ xưng nghiêm  hô tôn  trong giao tiếp.
3.Bài mới:
                                HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
Năng lực: Năng lực tiếp nhận, hợp tác

Trong khi nói hoặc viết nhiều khi chúng ta sử dụng lại những lời nói của người khác vậy việc sử dụng đó cần tuân theo những yêu cầu gì? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)
Mục tiêu: Nắm được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
Năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ , hợp tác, năng lực tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt  
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
Nội dung 1: Cách dẫn trực tiếp:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Ví dụ 1: Hai đoạn trích (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” -  Nguyễn Thành Long) - SGK/53.
Ở đoạn trích a, b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, nó được ngăn cách với những bộ phận trước đó bằng những dấu gì?
Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
 Từ việc phân tích trên, em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp ?
GV chốt vấn đề



HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hai học sinh đọc.






HS thảo theo cặp và luận báo cáo kết quả



 Các nhóm khác  nhận xét, bổ sung.
 HS lắng nghe
I.Tìm hiểu chung:
   1. Cách dẫn trực tiếp:
 - Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ : Lê-nin nói:" Học, học, hoc nữa, học mãi"
 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Nội dung 2: Cách dẫn gián tiếp

Chuyển giao nhiệm vụ học tập


* Ví dụ 2: (SGK trang 53).  Hai học sinh đọc.
Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
 Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay bằng từ gì?
Cách dẫn như ở đoạn a, b trong ví dụ 2 được gọi là cách dẫn gián tiếp. Em hiểu như thế nào là cách dẫn gián tiếp?
GV :Chốt ý.

Nội dung 3,4: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Từ VD đã phân tích , HS nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cách chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp? Ví dụ minh học?
-GV chốt lại ý chính . Sau đó yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính trong bài.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc

HS: suy nghĩ và trả lời


HS: suy nghĩ và trả lời

HS: trả lời, lớp nhắc lại


HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS trao đổi trong bàn để trả lời.
2. Cách dẫn gián tiếp:
- Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.










3. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
- Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp
- Lược bỏ các từ chỉ tình thái
- Thêm từ “ rằng” hoặc từ “là” trước lời dẫn
- Không nhất thiết phải đúng chính xác về từ nhưng phải dẫn đúng về ý
4. Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
- Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn
- Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

            HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG ( 12 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập
Năng lực: Năng lực tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, hợp tác
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.1
- Làm miệng trước lớp.
- GV nhận xét và khẳng định






Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Hướng dẫn h/s làm bài tập này.
- GV nhận xét, sửa sai nếu có. HS làm tốt tuyên dương.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS đọc
  • HS trả lời

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.



HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.2 , thảo luận trong bàn, sau đó đại diện lên trình bày trên bảng. Lớp theo dõi bổ sung, nhận xét.

1.Bài tập 1: (SGK trang 54).
- Đoạn a, lời dẫn “A! Lão già tệ lắm! ..mày à?”
: Là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán cho nó. à Lời dẫn trực tiếp.
- Đoạn b, “Cái vườn này .. còn rẻ cả”: Là ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có ngữ “Lão tự bảo rằng”). à Lời dẫn trực tiếp.

2.Bài tập 2: (SGK trang 54, 55).
a. Dẫn trực tiếp:
Trong “Báo cáo …thức II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta .. anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong “Báo cáo..”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta …
b. Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh…
thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết:  “Giản dị … làm được”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn sách “Chủ tịch …”, đồng chí  Phạm Văn Đồng khẳng định rằng giản dị…
c. Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn “Tiếng Việt .. dân tộc”, ông Đặng Thai Mai khẳng định “Người Việt Nam ..của mình”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn “Tiếng Việt .. dân tộc”, ông Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng “Người Việt  Nam… của mình”.
          4. H­ướng dẫn tự học và dặn dò (2phút)
- Làm nốt các bài tập còn lại.
- Nắm đư­ợc cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Nghiên cứu và soạn tr­ước bài mới, tóm tắt lại văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, Lão Hạc, “ Chuyện người con gái Nam Xương”
* RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây