© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 97 - Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ

Thứ hai - 13/01/2020 11:29
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 97 - Văn bản: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi)
I.  MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Thi và thấy được thể loại và bố cục của văn bản.
- Phân tích được nội dung của văn nghệ trong đời sống của con người.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc, tìm hiểu chung và phân tích văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu về văn nghệ và có cách viết văn nghị luận hay.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, giao tiếp, trình bày.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, gợi mở, liên hệ thực tế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào cho có hiệu quả??
+ Giới thiệu bài mới: Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà văn sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua văn bản mà hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản:
- Mục tiêu: Nhận diện văn bản.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều  chỉnh:..............................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS:  ( Trả lời )
GV: Nhận xét và bổ sung.
à Giới thiệu chân dung tác giả.



GV: HDHS đọc bài : Giọng rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm.
 à Đọc mẫu, gọi HS đọc.
HS: ( Đọc bài )     
GV: Nhận xét cách đọc.
? Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
HS: ( - Trong thời kì chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đã tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: Kháng chiến chống Pháp. )      
GV: Nhận xét, chốt lại.
? Kiểu văn bản này là gì ?
HS: ( Nghị luận)
GV: HDHS tìm hiểu 1 số từ khó(SGK).
? Theo em bố cục của văn bản chia làm mấy phần?
HS: ( 2phần:
 + Nội dung của văn nghệ là phản ánh thực tại khách quan, lời nhắn gửi của nghệ sĩ tới người đọc..
 + Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ. )
GV: Nhận xét, chốt lại.
à Chuyển ý.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi ( 1924- 2003 )
- Quê: Hà Nội
- Là một nghệ sĩ đa tài, làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lí luận phê bình...
- Được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996.
 2. Tác phẩm:





- Viết năm 1948.
- In trong cuốn “ Mấy vấn đề văn học”
 (Xuất bản năm 1956).
     


* Thể loại: Kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.
 * Từ khó: ( SGK)
3. Bố cục:  2 phần
 
Hoạt động 2: HDHS phân tích một văn bản:
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp:  thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 20p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Hãy tìm luận điểm cho đoạn 1?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, bổ sung.

? Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng văn học nào?Tác dụng?
HS:  ( Trả lời )

GV : ? Còn theo tác giả sách có vai trò như thế nào ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Nội dung phản ánh và thể hiện của văn nghệ là gì?
HS: ( Trả lời )





GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.



à Tiểu kết tiết 1.
II. Phân tích văn bản:   
1. Nội dung của văn nghệ:
- Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.


- Tác giả chọn hai dẫn chứng tiêu biểu ( Việt Nam, Nga ), cách nêu và dẫn cụ thể:
+ Hai câu thơ trong “ Truyện Kiều” tả cảnh mùa xuân tươi đẹp, làm rung động lòng người.
+ Cái chết thảm khốc của An- na làm người đọc bâng khuâng, cảm thương.

- Nội dung của văn nghệ là tư tưởng, tình cảm, tấm lòng người nghệ sĩ giử gắm trong đó.
- Tác phẩm chứa đựng tất cả những say sưa, buồn vui, yêu ghét, mơ mộng, mang đến cho người đọc bao rung động ngỡ ngàng.
- Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người, tiếng nói bên trong con người.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nêu nội dung bài học?
- Điều  chỉnh:..............................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nội dung của văn nghệ là gì?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị phần tiếp theo của văn bản: Tiếng nói của văn nghệ.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây