© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án tuần 1, tiết 1, 2 Văn 9

Thứ bảy - 11/01/2020 10:50
Giáo án Ngữ Văn 9, tuần 1, tiết 1, 2: Phong Cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức :
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Đặc điểm của một kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Năng lực:
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để hiểu nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực đọc hiểu văn bản nhật dụng
- Năng lực vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực
văn hóa, lối sống.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vốn văn hóa nhân loại và phong cách sống
của Bác.
- Năng lực tự học.
3. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung kiểu văn bản nhật dụng chủ đề hội nhập với TG và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
4 Phẩm chất:
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác.
-  HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
-Giáo án , sgk, phiếu bài tập, câu hỏi thảo luận. 
- Tranh Bác Hồ làm việc tại phủ Chủ Tịch, tập truyện " Kể chuyện về Bác Hồ"
- Bảng phụ
- Bảng phân công nhiệm cho HS ở nhà, ở lớp .
2. Học sinh:
- Đọc bài, soạn bài.
     - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà như sưu tầm môt số tranh ảnh, bài hát, thơ, câu chuyện về Bác Hồ. Những quan sát, nhận xét về lối sống văn hóa hiện nay của giới trẻ.
      III. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC:
     + Vấn đáp, tái hiện.
     + Thảo luận nhóm
     + Nêu và giải quyết vấn đề
     + Trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:  Kiểm tra phần soạn bài và sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ
3. Các hoạt động dạy học :
                                     HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
Năng lực: Hợp tác, sử dụng CNTT,tư duy.
            Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ:
+ Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến cuộc sống của Bác lúc sinh thời, hình ảnh của Nữ thần tự do, tháp Ap-pen…
- GV: Em có nhận ra các hình ảnh trên là gì không? Đọc tên cụ thể? Các hình ảnh này có ý nghĩa gì không?...
- GV: Theo dõi, hỗ trợ.
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới
- GV ghi tên bài học.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi thông tin

- HS trao đổi, hợp tác để tìm hiểu và trả lời.
- HS báo cáo kết quả

- HS lắng nghe và ghi tên bài học.

- Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS.





- Định hướng được nội dung, chủ đề bài học.
                             HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60 phút)
       Mục tiêu: Nắm được xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt, hiểu biết về phong cách HCM và tổng hợp kiến thức bài.
      Năng lực: Năng lực thu thập thông tin, hợp tác, cảm thụ, giải quyết vấn đề, tư duy , sáng tạo.
            Hoạt động của GV   Hoạt động của HS       Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc-Tìm hiểu chung văn bản
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV: Hướng dẫn  HS đọc văn bản
- GV đọc mẫu một đoạn - Gọi HS đọc lần lượt hết văn bản
- GV theo dõi, hỗ trợ, nhận xét cách đọc.
- GV thuyết trình: Đây là kiểu văn bản nhật dụng mà các em đã học ở các lớp dưới. Văn bản này đề cập đến vấn đề  giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Như đã học ở môn Công Dân, em hiểu thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc ?
Đọc và soạn bài, hãy nêu xuất xứ, xác định kiểu văn mà tác giả sử dụng để truyền tải nội dung?
 Em hãy xác định bố cục của bài ? Nêu ý chính của mỗi đoạn?
 * GV nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ1

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản.
Nội dung 1: . Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
- GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoàn cảnh tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh được giới thiệu như thế nào?
Cách tiếp thu văn hóa thế giới của Hồ Chí Minh được tác giả giới thiệu như thế nào? Cách tiếp thu ấy của Bác có gì đặc biệt?
Em có thể minh họa bằng một số ví dụ về sự tiếp thu ấy của HCM?
Từ đó em nhận xét như thế nào về vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM?
- GV: Theo dõi, hỗ trợ HS
         Nhận xét, đánh giá, bổ sung, định hướng và chốt ý:
 VD. Người làm thơ bằng chữ Hán “NKTT”. Viết báo bằng Tiếng Pháp
“ Người cùng khổ”, dịch sách của Lê Nin từ Tiếng Nga sang Tiếng Việt
“ Vấn đề DT và thuộc địa"…
- GV: Giao nhiệm vụ tiếp cho HS phát phiếu học tập để thảo luận nhóm:
 N1. Cách tiếp xúc văn hoá như thế cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách HCM?
- N2. Em thấy tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác?
N3.Để làm rõ đặc điểm  trong phong cách văn hoá của HCM tác giả đã dùng những phương pháp thuyết minh nào? N4 Theo em các phương pháp thuyết minh đó đã đem lại hiệu quả gì cho phần đầu của bài viết này?
- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý chính và ghi bảng.
Nội dung 2: Những nét đẹp trong phong cách sống HCM
- GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Trình chiếu một số ảnh tư liệu về nhà Bác ở làng Sen, một số hình ảnh về nơi ở, làm việc, bữa ăn…ở Phủ Chủ tịch, ở Việt Bắc và hỏi:
Vẻ đẹp phong cách sống của HCM thể hiện trong khía cạnh nào qua các hình ảnh trên?
Em có nhận xét gì về cách sống ấy của Bác?
Cách sống ấy gợi ta nhớ lại cách sống của những vị hiền triết ngày xưa, đó là ai?Em hiểu thế nào là " siêu phàm, tiết chế, hiền triết"?
 Phương pháp TM bằng so sánh đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn?
GV: Định hướng :So sánh cách sống của lãnh tụ HCM với lãnh tụ các nước khác. “Tôi dám chắc” ... “và tiết chế như vậy”. So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa “Ta nghĩ đến Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ... tắm ao”
-T/d: Thấy cái vĩ đại mà bình dị ở nhà cách mạng HCM, làm sáng tỏ cách sống bình dị trong sáng của Bác. Thể hiện niềm cảm phục và tự hào của người viết.
Tại sao tác giả lại khẳng định lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
Từ sự phân tích, tìm hiểu em nhận thức được gì  về nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh?
 Văn bản Phong cách HCM đã cung cấp thêm cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta?
→GV: Nhận xét, bình luận thêm và chốt ý:
Nội dung 3: Tổng kết bài học
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Qua tìm hiểu , em có nhận xét gì về ngôn ngữ tác giả sử dụng trong văn bản ?
Hãy nhắc lại các phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong bài ?
Theo em ý nghĩa của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì


→GV: Chốt ý

HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS đọc


HS lắng nghe để tái hiện lại kiến thức đã học ở môn Công Dân và phát biểu.


HS tái hiện lại kiến thức, trao đổi, thảo luận nhóm nhỏ để báo cáo kết quả.


- HS lắng nghe và ghi bài.



HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

-HS trau đổi, trình bày ý kiến của mình trong quá trình tìm hiểu nội dung văn bản
- HS trả lời cá nhân , lớp bổ sung.


HS lắng nghe và ghi bài.

HS thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi của phiểu học tập.


- Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung


- HS lắng nghe, ghi bài.


HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát, theo dõi.



- HS suy nghĩ, trao đổi, phát biểu cá nhân→ Lớp bổ sung, góp ý.




- HS suy nghĩ, trả lời.



- HS lắng nghe, hiểu thêm.


HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận rút ra kết luận.



- HS trình bày kết quả, lớp bổ sung, nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi chép.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1.Tác giả
2. Tác phẩm:
- Bản sắc văn hóa dân tộc là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc . Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
- Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa VN của tác giả Lê Anh Trà viết 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.
- Thuộc cụm  văn bản nhật dụng
- Bố cục: 2 đoạn:
-Đoạn 1:từ đầu . . . hiện đại: Qúa trình hình thành phong cách văn hóa HCM.
-Đoạn 2:phần còn lại”: Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc hiểu văn bản:
1. Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh

a. Hoàn cảnh:
+ Trong suốt cuộc đời hoạt động CM.
+ Tiếp xúc với văn hóa phương Đông, phương Tây.
+ Ghé lại nhiều nước: Châu Phi, châu Á, châu Mĩ.
+ Sống dài ngày ở Pháp,Anh
b. Cách tiếp thu:
+ Nói và viết thạo nhiều ngoại ngữ
+ Làm nhiều nghề.
+ Tìm hiểu, học hỏi, chịu ảnh hưởng các nền văn hóa, tiếp thu cái hay, cái đẹp và phê phán cái tiêu cực.
+ Tiếp thu văn hóa phương Tây kết hợp văn hóa dân tộc.
→ Tất cả đã hình thành một phong cách văn hóa rất VN, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
→ Vừa hội nhập được với TG vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.




















2. Những nét đẹp trong phong cách sống  HCM:

- Nơi làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ vừa nơi làm việc, nơi tiếp khách vừa là nơi ở.
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Bữa ăn: Đạm bạc với các món ăn dân dã như cá kho, rau luộc, dưa ghém….
- Tư trang: ít ỏi, chiếc va li con, vài vật kỉ niệm…
→ Cách sống giản dị mà thanh cao,  cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mỹ cao đẹp.




III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm và lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp đối lập.
 2. Ý nghĩa : Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và hành động.Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
                  HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)
        Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập
        Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, khái quát, tiếp nhận
   Hoạt động của GV Hoạt động của HS     Nội dung  cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả nào?
A. Nguyên Ngọc      B. Tố Hữu
C. Lê Anh Trà          D. Nguyễn Thiếp
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa nhân loại như thế nào?
A. Tiếp thu một cách tiêu cực.
B. Tiếp thu mọi cái đẹp cái hay.
C. Tiếp thu trên nền tảng văn hóa dân tộc.
D. Thỉnh thoảng ảnh hưởng một cách thụ
 động.
Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là?
A. Kết hợp giữa kể và bình luận.
B. Sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ.
C. Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
D. Sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập.
- GV: Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
GV: Nhận xát, đánh giá, tuyên dương.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ, tích hợp , lựa chọn các phương án đúng dựa trên kiến thức đã lĩnh hội.
- HS trả lời cá nhân, lớp bổ sung.

- HS chọn đúng các câu hỏi:
Câu 1: C



Câu 2: B,C







Câu 3: A,C,D.
                              
                               HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 phút)
                               Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn
                               Năng lực: Tiếp nhận, tư duy, sáng tạo, vận dụng, tự học.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn ngắn 5 câu nêu ý kiến của em về lối sống có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày?
GV: Theo dõi, hỗ trợ cho các đối tượng HS .
GV: Sau đó cho HS xung phong trình bày kết quả của mình →GV nhận xét, tuyên dương.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc độc lập.
- HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, học hỏi.

- HS vận dụng kiến thức để viết đoạn đúng yêu cầu.
                                HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI- MỞ RỘNG ( 7 phút)
                                Mục tiêu: HS bước đầu hiểu, biết tìm tòi các tư liệu liên quan đến nội dung 
                               bài học để khắc sâu kiến thức.
                                 Năng lực: Tự học, năng lực hợp tác, tiếp nhận.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Từ văn bản, liên hệ cuộc sống, em có nhận xét gì về tình hình hội nhập của nước ta hiện nay trong một số lĩnh vực đời sống?
Nêu ý kiến của em về vấn đề mốt trong giới trẻ?
Qua phân công ở tiết trước, em nào, nhóm nào trình bày sản phẩm đã tìm được như bài thơ, đoạn thơ, những câu chuyện ngắn viết về Bác Hồ kính yêu?
- GV: Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.
→ GV: Nhận xét, tuyên dương
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm.
- Lớp nhận xét, cổ vũ

- HS biết tìm tòi, mở rộng sự hiểu biết của mình về phong cách văn hóa, cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh .
- Biết quan sát, liên hệ, nhận xét về vấn đề hội nhập, về cách sống của giới trẻ hiện nay.
  4. Hướng dẫn tự học : (3 phút)
-Học bài nắm được các nội dung đã tìm hiểu .
- Soạn bài" Đấu tranh cho một TG hòa bình": Đọc văn bản, nắm nội dung và bước đầu trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.
- GV giao nhiệm vụ học tập: Các nhóm về tìm hiểu, sưu tầm một số tranh ảnh về vũ khí hạt nhân, về các quốc gia có vũ khí hạt nhân, tranh ảnh về cuộc chiến tranh ở một số nước ( Chú ý các số liệu cụ thể, thông tin cập nhật)
* RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây