© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Thứ năm - 02/01/2020 10:39
Hướng dẫn soạn Ngữ Văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca). Trả lời câu hỏi và bài tập:
Câu 1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát
Câu 2. Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của 6 câu thơ:
Không học được Tiên Ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay phường danh lợi
Tất cả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người?
Khái niệm “danh lợi” có vị trí như thế nào trong đoạn thơ này?
Câu 3. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.
Câu 4. Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư
Bài tập: Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lý giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn
ĐỌC VĂN: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁ
(Sa hành đoản ca: Cao Bá Quát)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn trong bài thơ qua lớp từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ.
2. Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và những khao khát của nhà thơ về việc đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Sống trong một xã hội mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát của ông.

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU TIỂU DẪN
HS đọc và tóm tắt mục Tiểu dẫn (SGK).
Gợi ý tóm tắt:
– Cao Bá Quát (1809 – 1855), người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh
– Thơ ông bộc lộ sự phê phán chế độ phong kiến nhà Nguyễn, chứa đựng nội dung khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
– Bài ca ngân đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần ông đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát. Nhà thơ mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét làm ông phải đeo đuổi cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
HS đọc bài thơ, chú ý cảm xúc, diễn cảm.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát
Tác giả viết một bài thơ ngắn nhưng lại nói về một bãi cát dài và hình ảnh người đi trên bãi cát đó. Hình ảnh bãi cát dài được hiện lên ở đoạn l nhưng được nhắc lại ở đoạn 3 của bài ca để đảm bảo tính cân xứng của hai đoạn thơ trong kết cấu của bài thơ.

Bãi cát là hình ảnh tả thực gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó xác định phương hướng. Đó không chỉ là con đường thực mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nó biểu trưng cho con đường xa xôi, mờ mịt. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải vượt qua vô vàn gian lao, thử thách.

Trên bãi cát ấy là hình ảnh một con người – nhà thơ, người đi trên bãi cát dài. Một con người cô độc, nhỏ bé giữa mênh mông rộng dài và mờ mịt của cát. Bước chân của người đi trên cát trầy trật, khó khăn (đi một bước lại lùi một bước), mê mải (mặt trời lặn chân chưa nghỉ), vất vả và đau khổ (nước mắt tuôn rơi). Người đi trên bãi cát lòng đầy ai oán vì mãi chưa tới đích, vì không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường đi.

Hình ảnh người đi trên bãi cát là hình ảnh mang tính chất biểu trưng. Đó là hình ảnh của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. Có lẽ trong văn học trung đại, không có hình ảnh con người nào đi tìm chân lí mà lại cô độc nhưng bi tráng như hình ảnh trên. Nó giúp người đọc liên tưởng đến hình ảnh của những con chim ưng, “con chim báo bão”, hay “trái tim Đan-kô” trong sáng tác của M. Gor-ki.

Câu 2. Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của 6 câu thơ:
Không học được Tiên Ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay phường danh lợi
Tất cả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người?
Khái niệm “danh lợi” có vị trí như thế nào trong đoạn thơ này?
Trong sáu câu thơ, nhà thơ có dụng ý chia thành hai phần đối lập: hai câu đầu là hai câu nói về chuyện người xưa. Ôn ạ tiên ngủ kĩ: Hạ Hầu Ân lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người đi bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà An vân không hề bước trượt hay vấp, vì vậy, người đời gọi ông là ông tiên ngủ. Bốn câu còn lại nói về chuyện đời nay, chuyện người đi đường thời nay Tất tả trên đường đời nhưng không phải vì mưu cầu việc lớn mà chỉ vì danh lợi. Bốn câu sau nói về những hình ảnh khác, đặt trên cái nền bức tranh của bãi cát dài và người đi trên bãi cát dài, nhằm thể hiện một tâm sự khác của tác giả.
Đối lập với hình ảnh của một người cô độc đi tìm chân lí trên đường đời là hình ảnh đông đảo của “phường danh lợi” đang “tất tả” ngược xuôi trên đường đời để hưởng thụ rượu ngon, thịt béo, để quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Tác giả đau xót nhận thấy Người tỉnh thì ít, kẻ say giống nhan, có ai cùng đi với mình trên con đường cát mù mịt ấy. Trong lòng tác giả hiện lên một khối mâu thuẫn lớn. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của minh. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy bóp chặt trái tim ông, đưa ông trở về thực tại.
Khái niệm danh lợi trong đoạn thơ này được dùng để nói về chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như chuyện thưởng thức rượu ngon, ít ai tránh khỏi sự cám dỗ.

Câu 3. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.
Tâm trạng của lữ khách đi trên bãi cát là tâm trạng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khát vọng công danh phú quý với thực chất của bả vinh hoa. Vinh hoa phú quý thực ra chỉ là cái bả hão huyền. Nhận thức được như vậy nhưng tác giả lại cũng không cưỡng lại được sức hút của nó. Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát đã vượt qua ý nghĩa cá nhân để vươn tới tầm của nhân loại. Qua hình tượng thơ, ông cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, con đường công danh theo lối cũ.
Càng đi, càng suy ngẫm, sự mâu thuẫn trong lòng tác giả lại lớn dẩn lên. Một mặt, ông khinh bỉ phường danh lợi tầm thường; nhưng mặt khác, ông cũng thấy mình vô cùng cô độc, thậm chí mất phương hướng. Phải chăng, con đường mà ông đang đi cũng chỉ là con đường dẫn đến những danh lợi tầm thường? Ấp ủ những khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện những khát vọng đó. Những băn khoăn ấy khiến ông cứ phải trở đi, trở lại giữa lí tưởng lớn lao và hiện thực cay đắng, vô vị. Con đường mà nhà thơ đang đi ấy được gọi là con đường cùng. Nhà thơ đã khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường mà ông đang đi. Con đường ấy không thể giúp ông đạt được lí tưởng cao đẹp của mình. Nếu đi tiếp, rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đẽ, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát.
Qua những câu thơ cuối, nhà thơ như muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư
Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát. Nhịp điệu ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc miêu tả bước đi của người đi trên bãi cát, đầy khó nhọc, vất vả. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.

Bài ca khắc hoạ hình tượng cô độc, nhỏ nhoi nhưng hết sức kì vĩ của con người vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy gian truân, mờ mịt. Lời chữ xuất hiện những âm thanh hết sức bi tráng, nhưng lại có cả những âm thanh u buồn. Nó chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo một sự thay đổi tất yếu trong tương lai.

HS đọc phần Ghi nhớ và tổng kết lại những kiến thức chính.

III. LUYỆN TẬP
Bài tập: Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lý giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn
Bài thơ có thể cho chúng ta thấy được lí do tại sao nhà thơ Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn. Trước hết, ông là người đã nhận ra được bản chất thối nát của triều đình nhà Nguyễn. Mặt khác, là một con người sống phóng túng, luôn nuôi dưỡng khát vọng muốn đổi thay cuộc sống đương thời nên khi bị rời kinh đô (năm Tự Đức thứ 7, 1854) đi nhận chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây, bấy giờ là một vung hẻo lánh, ít người, khi chứng kiến nhiều bất bình với chính quyền đương thời đã khiến ông vô cùng phẫn nộ. Nông dân không chịu đựng nổi cuộc sống khốn khó, đã đứng lên khởi nghĩa. Cao Bá Quát đã liên lạc với những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa, mượn cớ phù Lê, đứng lên khởi nghĩa.
Như vậy, thơ ca là sự thể hiện con người cá nhân của nhà thơ. Bài ca ngắn đi trên hãi cát đã góp phần thể hiện tâm hồn, tư tưởng của một nhà thơ có bản lĩnh.
 Tags: soạn văn 11

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây