© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Văn 6, bài 22 - Phương pháp tả người

Thứ hai - 25/02/2019 13:18
Soạn bài ở nhà môn Ngữ Văn 6, bài 22 - Phương pháp tả người. Tìm hiểu phương pháp tả người, hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK Ngữ Văn 6.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
• Muốn tả người cần:
- Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
• Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: giới thiệu người được tả;
- Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,...);
- Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
 
II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Đoạn 1:
- Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư đang đưa thuyền vượt thác.
- Đặc điểm nổi bật: khoẻ mạnh, rắn chắc, tập trung cao độ vào công việc.
- Các chi tiết, các hình ảnh, từ ngữ thể hiện thiên về trạng thái động. Chủ yếu là các động từ: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa.
Đoạn 2:
- Đoạn văn miêu tả khuôn mặt của Cai Tứ, một kẻ gian hùng (tả chân dung nhân vật).
- Đặc điểm nổi bật của khuôn mặt: sự gian xảo, với những đường nét vừa dữ tợn và gớm ghiếc, bẩn thỉu.
- Chi tiết hình ảnh: hai má hóp, đôi mắt gian hùng, mũi gồ sống, mồm toe toét tối om, mấy chiếc răng vàng hợm.
Đoạn 3:
- Đoạn văn miêu tả hình ảnh ông Cản Ngũ và Quắm Đen trong keo vật (tả người với công việc).
- Đặc điểm: ông Cản Ngũ đô vật già điềm tĩnh khôn khéo còn Quắm Đen đô vật trẻ nhanh nhẹn, cậy sức trẻ muốn vật ngã nhanh đối thủ.
- Các phần của đoạn văn
+ Phần 1 (từ đầu đến nổi lên ầm ầm): Không khí trước trận đấu.
+ Phần 2 (tiếp đến ngay bụng vậy): Diễn biến keo vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen.
+ Phần 3 (còn lại): Sự chiến thắng của ông Cản Ngũ.
 
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:
* Một em bé chừng 4 - 5 tuổi
- Hình dáng, khuôn mặt
- Đôi mắt, nụ cười, giọng nói
- Trang phục (áo quần, giày dép, đầu tóc)
- Sở thích đặc biệt (hát, kể chuyện, xem phim hoạt hình)
* Một cụ già cao tuổi
- Khuôn mặt, ánh mắt, dáng đi, mái tóc, chòm râu
- Sở thích (chơi cờ, đọc sách, trồng cây).
* Cô giáo dang say sưa giảng bài trên lớp
- Giọng nói (truyền cảm, nhẹ nhàng)
- Đôi mắt (hiền từ, âu yếm)
- Hành động (vừa nói vừa viết, sự tập trung vào bài giảng, đi tới từng bàn để kiểm tra việc học tập của học sinh).
 
Câu 2. Lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.
Miêu tả một cụ già cao tuổi
* Mở bài: Giới thiệu về cụ già:
- Là người thân của em, hay tình cờ gặp gỡ.
- Ở đâu? Độ bao nhiêu tuổi.
- Ấn tượng ban đầu của em.
* Thân bài: Miêu tả chi tiết
- Tả ngoại hình: gầy (mập) cao (thấp) đôi mắt, khuôn mặt, những nếp nhăn, chòm râu, mái tóc, nụ cười.
- Hành động: Hay kể chuyện cho trẻ em, (chơi cờ, trồng hoa, đi bộ, tập thể dục...)
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về cụ già.
 
Câu 3. Điền vào chỗ trông trong ngoặc, thử đoán tư thế của ông Cản Ngữ được miêu tả chuẩn bị làm gì?
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ chuẩn bị làm gì?
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như gấc, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì vị tướng ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
(Kim Lân)
Miêu tả như vậy ta có thể hình dung được tư thế của ông Cản Ngũ chuẩn bị thi đấu rất dũng mãnh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây