© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Văn 6, bài 23 - Ẩn dụ

Thứ năm - 07/03/2019 12:07
Soạn bài ở nhà môn Ngữ Văn 6, bài 23 - Ẩn dụ. Tìm hiểu ẩn dụ là gì, có mấy kiểu, hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK Ngữ Văn 6.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
• Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét
tương đồng với nó nhầm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
• Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
- Ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ cách thức.
- Ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 
II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
1. Ẩn dụ là gì?
Trong khổ thơ
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
- Cụm từ người cha dùng để chỉ Bác Hồ.
- Có thể ví như vậy là vì: Sự chăm sóc của Bác đối với anh đội viên và mọi người giông như sự chăm sóc của người cha đối với các con của mình.
- Cách nói như vậy rất giống với phép so sánh về sự tương đồng. Nhưng khác với phép so sánh ở chỗ - trong so sánh có dùng từ để so sánh: như, giống như... còn ở phép ẩn dụ không có từ so sánh và sự vắng mặt của một vế -> Phép ẩn dụ còn gọi là so sánh ngầm.
 
2. Các kiểu ẩn dụ
a) Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Thắp, lửa hồng: Dùng để chỉ hoa râm bụt ở nhà Bác có màu hồng giống như ngọn lửa. Nhưng đó còn là ngọn lửa toả sáng từ con người Bác, cuộc đời Bác. —> Ẩn dụ phẩm chất
 
b) Chao ôi trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng
(Nguyễn Tuân)
+ Nắng giòn tan dùng để chỉ niềm vui được gặp lại sông Đà.
+ Giòn tan thường để chỉ âm thanh - trong ví dụ trên được dùng để diễn tả tâm trạng -» Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 
c) Một số kiểu tương đồng để tạo phép ẩn dụ:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
(tương đồng về phẩm chất)
Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà.
(Tố Hữu)
(Ẩn dụ về chuyển đổi cảm giác)
 
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt
Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Cách 2:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh nằm.
Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
+ Cách 1 dùng cách nói bình thường, cách 2 dùng phép so sánh, cách 3 dùng phép ẩn dụ.
+ Cách 1 gợi được hình ảnh mái tóc bạc, nhưng lại không nêu được hình tượng người cha. Cách 2 tạo được hình tượng người cha nhưng lại rơi mất mái tóc bạc.
Cách 3 là hay nhất ý nghĩa biểu tượng cao, vừa tạo dựng được cả hai.
 
Câu 2. Tìm ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a) Ăn quả nhớ kể trồng cây.
(Tục ngữ)
Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả, trồng cây tương đồng với sự tạo ra thành quả
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Mực tương đồng với sự tối tăm, cái xấu, cái dở. Đèn tương đồng với sự tốt đẹp sáng sủa, cái hay, cái tốt.
c) Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây