© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Văn 6, bài 27 - Lòng yêu nước

Thứ hai - 18/03/2019 11:37
Soạn bài ở nhà môn Ngữ Văn 6, bài 27 - Lòng yêu nước. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK Ngữ Văn 6.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
• Về tác giả. I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô
(trước đây). Ông còn là một nhà báo lỗi lạc.
• Tác phẩm: Bài “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “Thử lửa”, I-li-a Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941 - 1945).
- Nội dung: Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
 
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Nêu đại ý của bài văn
Bài văn đã nêu lên một chân lí giản dị: lòng yêu nước được bắt nguồn từ những gì thân thuộc, gần gũi bé nhỏ nhất, và lòng yêu nước ấy được bộc lộ mạnh mẽ và sâu sắc nhất khi Tổ quốc bị xâm lăng.
 
Câu 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến “Lòng yêu Tổ quốc” và hãy cho biết:
a) Câu mở đầu và câu kết đoạn,
b) Trình tự lập luận của đoạn văn.
 
a) Câu mở đầu và câu kết thúc của đoạn
+ Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
+ Câu kết thúc: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b) Trình tự lập luận của đoạn văn
+ Đoạn văn có trình tự lập luận theo kiểu: Tổng - phân - hợp
- Câu mở đầu nêu ý khái quát (tổng).
- Các câu tiếp theo có tác dụng giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa cho câu khái quát đó (phân).
- Câu kết thúc nâng cao thành một chân lí về lòng yêu nước (hợp).
 
Câu 3. Người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả vẻ đẹp đó.
* Vẻ đẹp tiêu biểu của mỗi vùng quê:
- Biểu hiện cụ thể:
+ Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na, những đêm tháng sáu sáng hồng, và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu.
+ Người xứ U-crai-na: Nhớ tới bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái lặng lẽ của trưa hè vàng ánh.
+ Người xứ Gru-di-a: Ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suôi óng ánh bạc, vị mát của dòng suối đóng thành băng, rượu vang cay sè trong bọc đựng rượu bằng da dê.
+ Người Lê-nin-grát: Nhớ sương mù quê hương, nhớ dòng sông Nê-va rộng lớn và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc con chiến mã, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang sử.
+ Người Mát-xcơ-va: nhớ phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ.
 
* Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả vẻ đẹp:
- Những vẻ đẹp mà tác giả chọn miêu tả đó là vẻ đẹp của núi rừng của cây, lá, vẻ đẹp của những dòng sông rộng lớn, vẻ đẹp của thời gian, vẻ đẹp của phố phường, tháp cổ, tượng đồng, và cả của vị rượu vang -> tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, của thiên nhiên.
- Tác giả chọn lọc những chi tiết đặc sắc riêng của mỗi vùng, gợi những ấn tượng sâu sắc nhất, sự miêu tả đồng thời kết hợp chặt chẽ với biểu hiện tình cảm, tâm hồn của người viết bồi hồi trên từng con chữ.
 
Câu 4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lý ấy?
+ Câu nêu lên chân lí của bài văn:
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yếu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
+ Ý nghĩa: Đoạn văn vừa nêu lên chân lí của tự nhiên vừa đúc kết chân lí của tình cảm con người. Một chân lí vô cùng vĩ đại nhưng hết sức giản dị.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây