© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm chữ: Gặp lá cơm nếp

Thứ hai - 16/10/2023 03:45
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm chữ: Gặp lá cơm nếp
“Gặp lá cơm nếp” là thi phẩm trích trong tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ là nỗi niềm nhớ về mẹ, về quê hương vô cùng thiết tha, sâu nặng của người con đi kháng chiến.
Mở đầu bài thơ là lời tâm tình rất thực:

Xa nhà đã mấy năm
Thèm bát xôi mùa gặt

Người lính xa nhà đã lâu, thèm một bát xôi mới. Và rồi hoàn cảnh vô tình trên đường hành quân:

Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng

Mùi cơm nếp bay ngang tầm mắt, làm tác giả thấy sao lạ lùng, y như mùi xôi của mẹ năm nao. Mùi xôi quen thuộc quá, thân thương quá làm cho tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Câu hỏi tu từ “Mẹ ở đâu chiều nay” “Phải mẹ thổi cơm nếp” làm gợi lên hình ảnh người mẹ tần tảo, sớm hôm mà tác giả vẫn mang theo suốt chặng đường hành quân “thơm suốt đường con”.

Tình yêu thương của người con đối với mẹ thật thiêng liêng, ký ức về dáng mẹ, về cách mẹ thổi cơm nếp vẫn luôn hằng sâu trong tâm trí. Người con xa nhà đi kháng chiến, nhưng trong lòng luôn tự nhủ “mẹ già và đất nước” là hai điều con không bao giờ quên “chia đều nỗi nhớ thương”. Qua mỗi bước chân, qua mỗi cành cây, ngọn cỏ trên đường Trường Sơn đều có hình dáng mẹ trong tim con. Điều đó cho thấy được người con là một người hiếu đạo, trung nghĩa vẹn toàn, tình yêu của người con đối với mẹ cũng như đối với đất nước rất sâu đậm và thiết tha.

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu lắng, dạt dào. Tình yêu của người lính với quê hương, với mẹ hiền, với đất nước thật lớn lao, sâu nặng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây