© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Viết lá thư trong đó giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình đã học cho người thân

Thứ hai - 30/10/2017 04:35
Dựa vào bài “Tổng kết tri thức văn học Việt Nam trong sách giáo khoa” Ngữ văn 10 hãy viết lá thư trong đó giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình đã học cho người thân (anh chị hay bố mẹ...) đang công tác ở xa.

Ba xa nhớ !

Một năm học đã trôi qua, con gái của ba giờ đã học xong lớp nười - năm đầu của cấp III đầy bỡ ngỡ. Để rồi, ba biết không, vài tháng nữa, khi con gặp lại ba, con không còn là cô bé nhõng nhẽo của ba khi xưa bởi vì con không chỉ thay đổi về hình dáng bên ngoài mà còn biết suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo hơn trước. Sự thay đổi của con hôm nay chính nhờ những gì con được học ở lớp 10, đặc biệt là môn văn đấy ba ạ. Ba có muốn biết con đã được học những gì không?

Ôi thế giới văn chương thật rộng lớn, văn học đã mở ra trước mắt con cả một chân trời tri thức. Càng đi sâu vào tìm hiểu, khám phá con càng yêu quý nó lắm.

Ba biết không? Văn học Việt Nam gồm văn học dân gian và văn học viết. Con hiểu sâu hơn về truyền thống của văn học Việt Nam. Đó là tinh thần yêu nước chống ngoại xâm và tinh thần nhân đạo.

Đến với văn học dân gian con được biết các truyện thần thoại, sử thi, ngụ ngôn, cổ tích, truyện tiếu lâm, và cả một kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca hết sức phong phú... Văn học dân gian là nguồn tri thức về đời sống, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có giá trị thẩm mĩ và mang bản sắc riêng của từng dân tộc.

Các con được học truyền thuyết An Dương Vương - Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, đọc đi đọc lại truyện cổ tích Tấm Cám, học truyện cười dân gian Tam đại con gà...

Các con thật sự tự hào về nền văn học dân gian của dân tộc mình, ba ạ!

Không chỉ học văn học dân gian của Việt Nam, các con còn được học những thành tựu nghệ thuật của văn học cổ đại nước ngoài. Đó là sử thi Ôđixê của Hi Lạp, Ra-ma-ya-na của Ấn Độ. Hoàng tử Ra-ma trong sử thi Ra- ma-ya-na có những nét gì giống chàng Đam Săn trong sử thi Đam Săn.

Chúng con cũng thực sự ấn tượng với những thành tựu của văn học viết Việt Nam từ thời trung đại đến nay. Văn học trung đại (từ TK X đến TK XIX) có nội dung yêu nước và nhân đạo sâu sắc. Bây giờ con đã hiểu quan niệm “trung quân ái quốc” mà hồi xưa nội thường dạy cha và con. Bây giờ, các con được học thêm nhiều về nền văn hóa của dân tộc thể hiện mong văn học trung đại, như bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu và Đại việt sử kí của Ngô Sĩ Liên, hoặc những áng văn nghị luận còn mãi muôn đời như Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung...

Khi viết thư cho ba, con còn nghe âm vang bài ca hùng tráng của một áng “thiên cổ hùng văn”

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

(Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)

Âm vang những “tiếng kêu đứt ruột” từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, cả trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Còn nếu nói về nghệ thuật huyền bí và quái đản, con rất thích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trong Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ...

Từ các tác phẩm ấy con được biết thêm về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời phong kiến, biết được nỗi đau khổ hay số phận bạc bèo của những con người đáng thương vì những nguyên nhân chiến tranh, đói khổ và tệ tham nhũng.

Truyện Kiều đã bóc trần bộ mặt nhơ nhuốc của bọn quan lại, sai nha, bọn buôn thịt bán người, vì tiền mà “táng tận lương tâm”... Chinh phụ ngâm tố cáo chiến tranh phi nghĩa, Cung oán ngâm tố cáo chế độ cung tần... Nói chung, đó là những tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Ở lớp 10, con còn được học các tác phẩm văn học nước ngoài như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, La Quán Trung... (Trung Quốc), cả các nhà thơ Hai-cư (Nhật Bản) nữa.., ba ạ!

Bên cạnh các tác phẩm văn học, các tác gia nổi tiếng, các con còn được học về ngôn ngữ học tiếng Việt, lí luận văn học... Những tri thức về văn bản văn học, về cấu trúc nội dung và hình thức của tác phẩm, các biện pháp đọc - hiểu và cách viết các loại văn bản đều được dạy học chu đáo.

Ba ạ, cuộc sống quả là kì diệu phải không ba? Nó đã được trải dài qua từng trang sách. Nhà văn Gor-ki đã có lí khi nói về tác dụng của sách và khuyên mọi người nên đọc sách. Còn con sau khi học văn lớp mười con càng hiểu thêm về câu nói: “Văn học là nhân học” của Gor-ki ba ạ!

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây