© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2, môn: Vật lí 8

Thứ ba - 09/05/2023 10:52
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2, môn: Vật lí 8, đề cương gồm hai phần lí thuyết và bài tập. Có đáp án và hướng dẫn giải.
I. Lí thuyết
1. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất? Nêu rõ từng đại lượng?

- Công suất là: công thực hiện đước trong một đơn vị thời gian
- Công thức:
                P = A/t
- Trong đó:
+ P : công suất( J/s hoặc W)
+ A: công thực hiện(J)
+ t: thời gian thực hiện(s)

2. Công cơ học là gì? Công thức tính công cơ học ? Nêu rõ từng đại lượng?
- Công cơ học là: chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật di chuyển.
- Công thức: A= F.s
- Trong đó:
+ A: công cơ học của lực F( J hoặc N.m)
+ F: là lực tác dụng vào vật(N)
+ s: là quãng đường vật di chuyển(m)

3. Nêu định luật về công?
- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

4. Khi nào vật có cơ năng? Khái niệm thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng? Thế năng, động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khi nào vật có khả năng thực hiện công thì vật có cơ năng
- Thế năng hấp dẫn là: cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được làm mốc để tính độ cao thì được gọi là thế năng hấp dẫn.
- Thế năng đàn hồi: cơ năng có được do vật bị biến dạng sinh ra gọi là thế năng đần hồi
- Động năng: cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
- Thế năng phụ thuộc vào yếu tố: độ cao và khối lượng
- Động năng phụ thuộc vào yếu tố: khối lượng và vận tốc.

5. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt

6. Khi nhiệt độ càng cao nguyên tử, phân tử như thế nào?
- Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

7. Nhiệt năng của một vật là gì?
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

8. Vì sao nhiệt độ của vật càng cao nhiệt năng của vật càng lớn?
- Vì Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật
 =>. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

9. Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Cho ví dụ minh họa?
- Cách làm thay đổi nhiệt năng có thể bằng 2 cách:
+ Thực hiện công
   Ví dụ:  dùng búa đập lên 1 thanh sắt, cọ xát liên tục tay vào quần áo làm quần áo nóng lên,..
+ Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lửa,..

10. Viết công thức tính nhiệt lượng? Nêu rõ từng đại lượng?
- Công thức: Q = m.c.∆t
- Trong đó:
+ Q:nhiệt lượng của vật thu vào(J)
+ m: khối lượng của vật(kg)
+ ∆t: t°cao - t° thấp là độ tăng nhiệt độ( ° C hoặc K)
+ c: nhiệt dung riêng của vật( J/ kg.K).

11. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng.
- Đây là sự truyền nhiệt.
       Xoa hai bàn  tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng ( cơ năng ) sang nhiệt năng .
- Đây là sự thực hiện công.
        Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường là bằng sứ?
- Vì:
+ Kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thì thức ăn nhanh chín
+ Còng sứ dẫn nhiệt kém nên khi đựng thức ăn ta cầm tay vào không bị nóng và thức ăn lâu nguội.

12. Ngăn đá tủ lạnh đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn để tạm dụng sự truyền nhiệt bằng  hình thức gì?
- Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu, vì ngăn đá làm lạnh không khí và không khí lạnh sẽ chìm xuống phía dưới.

13. Năng lượng từ mặt trời xuống trái đất bằng hình thức gì?
- Bức xạ nhiệt

 II. Bài tập
1. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên bao nhiêu độ?
Giải:
Tóm tắt:
m1 = 0.5 ( kg)
c1=380 ( J/ kg.K)
t1 =80 °C
 t 2 = 20° C
∆t1 = t1 - t2 = 80 - 20 = 60°C
m2= 500g = 0.5kg
c2 = 4200J/kg.K
______                     ______
Tính:
   Q2 = ? (J)
   ∆t2 = (°C)
 Do nhiệt lượng của miếng đồng  tỏa ra bằng nhiệt lượng của nước nhận vào nên:
Q2 =  Q1 = m1.c1.∆t1=0.5.380.60                           = 11400 (J)
Nhiệt độ nước tăng thêm:
Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng của nước thu vào:
  Q1  =  Q2
11400 = 0.5.4200.∆t2
=> ∆t2 =   11400   
                0.5 . 4200
=> ∆t2 = 5,43°C
  Đáp số: Q2 = 11400J
              ∆t2 = 5,43°C.
2. Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào một lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 13oC một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20oC. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước 4190J/kg.K
     Tóm tắt:

  m1 = 400g = 0,4 kg
   t1 = 100°C
 m2 = 500g = 0,5kg
t2 = 13 °C
c2 = 4190J/kg.K
Nhiệt độ cân bằng: 20° C
_______               _____
c1 = ? (J/kg.K)
   Giải:
Nhiệt lượng của kim loại tỏa ra là:
Q1= m1.c1.(t1 - t)= 0.4.c1.( 100 - 20)
Nhiệt lượng của nước thu vào là:
Q2=m2.c2.(t - t2)= 0.5.4190.(20 - 13)
Nhiệt lượng kim loại tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:
Q1                      =            Q2
0.4.c1.(100-20)  = 0.5.4190.(20- 13)
Nhiệt dung riêng của kim loại:
c1 = 0.5.4190.(20-13)
        0.4.(100-20) 
     = 458,28( J/kg.K)
Đáp số: 458,28 J/kg.K

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây