© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Vật lí 6, Bài 20. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

Thứ ba - 22/01/2019 10:06
Giải bài tập Vật lí 6, Bài 20. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ. Hệ thống lí thuyết cần nhớ và giải bài tập vận dụng sách giáo khoa.
A. LÍ THUYẾT
Khi nhiệt độ của chất khí thay đổi, thể tích chất khí sẽ thay đổi.
- Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (SGK)
C1. (tr.62) Khi ta áp tay vào bình cầu, giọt nước màu di chuyển lên phía trên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình đã tăng.
 
C2. (tr.62) Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu trong ống thuỷ tinh di chuyển xuống dưới. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình cầu đã giảm khi lạnh đi.
 
C3. (tr.63) Thể tích không khí trong bình cầu tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình cầu vì bình cầu đã nóng lên, không khí trong bình cũng đã nóng lên, nở ra do đó thể tích tăng.
 
C4. (tr.63) Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, bình cầu sẽ lạnh đi, không, khí trong bình cũng lạnh đi, co lại do đó thể tích của không khí trong bình cầu giảm.
 
C5. (tr.63) Xem bảng 20.1 trang 63 SGK, rút ra nhận xét:
Chất khí Chất lỏng Chất rắn
Không khí: 183cm3 Rượu: 58cm3 Nhôm: 3,45cm3
Hơi nước: 183cm3 Dầu hoả: 58cm3 Đồng: 2,55cm3
Khí ôxi: 183cm3 Thuỷ ngân: 9cm3 Sắt: 1,80cm3

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chắt lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 
C6. (tr.63) Chọn từ thích họp trong khung để điền vào chỗ trống:
a) (1) .... tăng
b)  (2) lạnh đi
c)  (3) ít nhất (4) nhiều nhất
 
C7. (tr.63) Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì không khí trong quả bóng bàn nở ra khi nóng lên, thể tích của không khí tăng nên chúng phồng lên.
 
C8. (tr.63) Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì khí nóng lên thì thể tích (V) tăng, khối lượng trọng lượng riêng (d) của không khí giảm, nên nếu xét cùng một thể tích nhự nhau thì không khí nóng có trọng lượng lớn hơn không khí lạnh.
 
C9. (tr.64) (Xem hình vẽ 20.3 SGK).
hinh 20 3
Dựa vào mức nước trong ống thuỷ tinh người ta có thể biết trời nóng hay lạnh, vì: không khí trong bình cầu khi bị hơ nóng thì nở ra, đặt ống thuỷ tinh vào nước, khi bình nguội đi không khí trong bình co lại, nước bị hút lên phía trên. Bây giờ nếu trời nóng, thể tích không khí trong hình lại tăng, mức nước bị đẩy xuống dưới; nêu trời lạnh không khí trong bình co lại, thể tích không khí giảm mức nước lại dâng lên trong ống.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây