© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Vật lí 6, Bài 26 - 27. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ

Thứ năm - 24/01/2019 22:14
Giải bài tập Vật lí 6, Bài 26 - 27. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ. Hệ thống lí thuyết cần nhớ và giải bài tập vận dụng sách giáo khoa.
A. LÍ THUYẾT
- Sự chuyển thể một chất từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hay hơi.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự chuyển thể một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Cần chú ý rằng ngưng tụ là quá trình ngược với quá trình bay hơi nên sự ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ giảm thì quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.
- Chất lỏng có thể bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào nhưng hơi chỉ ngưng tụ khi nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tuỳ thuộc vào mỗi chất.
 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (SGK)
hinh 26 2

C1. (tr.80) Xem hình 26.2a. Quần áo vẽ ở hình A, khô nhanh hơn vẽ ở hình A1 chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
 
C2. (tr.81) Xem hình 26.2b. Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn vẽ ở hình B2 chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.
 
C3. (tr.81) Xem hình 26.2c. Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tóc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng.
 
C4. (tr.81) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
Có hai cách lựa chọn:
l) Cách l:
-(1)... cao ; (2)... lớn
- (3)... mạnh ; (4) ...lớn
- (5)... lớn ; (6)... lớn
 
2) Cách 2:
- (1)... thấp ; (2) ... nhỏ
- (3) ... yếu ; (4) ... nhỏ
- (5)... nhỏ ; (6) ... nhỏ %
 
C5. (tr.82) Phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng như nhau.
 
C6. (tr.82) Phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió.
 
C7. (tr.82) Chỉ hơ nóng một đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
 
C8. (tr.82) Kết quả thí nghiệm là: đĩa được hơ nóng có tốc độ bay hơi nhanh hơn đĩa còn lại thì khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ là đúng.
 
C9. (tr.82) Khi trồng chuối hoặc trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước.
 
C10. (tr.82) Để thu hoạch nhanh ruộng muối thời tiết phải nắng nóng và gió. Khi đó tốc độ bay hơi của nước xảy ra nhanh hơn.
 
Cl. (tr.84) Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
 
C2. (tr.84) Ở mặt ngoài cốc có nước đọng. Hiện tượng này không, xảy ra ở cốc đối chứng.
 
C3. (tr.84) Các giọt nước đọng, ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không thể do nước ở trong cốc thấm ra, vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu, còn nước trong cốc thí nghiệm có màu.
 
C4. (tr.84) Các giọt nước đọng ở ngoài cốc do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
 
C5. (tr.84) Vậy dự đoán của chúng ta là đúng.
 
C6. (tr.84) Nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ:
Thí dụ 1: Ban đêm, hơi nước trong không, khí ngưng tụ thành những giọt sương.
Thí dụ 2: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ thành những giọt mưa.
 
C7. (tr.84) Giải thích sự tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây: ban ngày nhiệt độ của môi trường cao, nước trong thiên nhiên bay hơi vào khí quyển. Ban đêm nhiệt độ của môi trường thấp, hơi nước đó ngưng tụ tạo thành những giọt nhỏ rơi xuống đọng lại trên lá cây. Đó là những giọt sương.
 
C8. (tr.84) Rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn, vì: trong chai rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nếu chai nút kín, có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Đối với chai rượu để hở miệng (không đậy nút), quá trình bay hơi xảy ra mạnh hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây