© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Vật lí 6, BÀI 28 - 29. SỰ SÔI

Thứ năm - 24/01/2019 22:50
Giải bài tập Vật lí 6, BÀI 28 - 29. SỰ SÔI. Hệ thống lí thuyết cần nhớ và giải bài tập vận dụng sách giáo khoa.
A. LÍ THUYẾT
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ sôi của chất lỏng không thay đổi.
- Cần chú ý rằng khi chất lỏng chưa sôi, hoặc ngay cả khi chất lỏng không được đun nóng, thì hiện tượng bay hơi vẫn xảy ra, tuy nhiên chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng; còn khi chất lỏng đã được đun sôi thì hiện tượng bay hơi không chỉ xảy ra trên mặt thoáng mà ngay cả bên trong lòng chất lỏng.
- Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (SGK)
C4. (tr.87) Trong khi nước sôi, nhiệt độ sôi của nước không tăng.
C5. (tr.87) Trong cuộc tranh luận ở đầu bài: Bình đúng
C6. (tr.87) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
a) (1) ... 1000C; (2)... nhiệt độ sôi
b) (3) ... không thay đổi.
c) (4)... bọt khí ; (5)... mặt thoáng
 
C7. (tr.87) Chọn nhiệt độ của nước đang sôi là một mốc chia nhiệt độ vì nhiệt độ sôi của nước là 100°c, nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước dang sôi.
 
C8. (tr.87) Đo nhiệt độ của nước sôi phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu vì rượu có nhiệt độ sôi là 800C, thấp hơn nhiệt độ sôi của nước, nếu dùng nhiệt kế rượu, rượu trong nhiệt kế sẽ sôi không đọc được chính xác nhiệt độ sôi của nước. Thuỷ ngân có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
 
C9. (tr.87) Hình 29.1 SGK
hinh 29 1
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi bị đun nóng. Đoạn AB của đường biểu diễn ứng với quá trình đun nóng nước từ 00C đến 1000C đoạn BC biểu diễn quá trình nước đang sôi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây