© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời bài tập Vật lí 7 bài số 21: Sơ đồ dòng điện – chiều dòng điện.

Thứ năm - 09/02/2017 05:05
Hướng dẫn trả lời bài tập Vật lí 7 bài số 21: Sơ đồ dòng điện – chiều dòng điện.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG.
 
1. Sơ đồ mạch điện
 
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
 
2. Chiều dòng điện.
 
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
 
Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
 
Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
 
TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI CƠ BẢN
 
C4. Xem hình 20.3 và so sánh chiều qui ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại.

Trả lời:
 
Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại.

C5. Hãy dùng mũi tên như trong sơ đồ mạch điện hình 21.1a để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21.1b, c, d.

 hinh 21.1
Hướng dẫn trả lời:
 
Biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21.1.1
 
21.1.1

C6. Hãy tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn vỏ nhựa thường dùng hình 21.2.
 
21.2

a) Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin? Kí hiệu nào tương ứng với nguồn điện này? Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin?.
 
b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi công tắc đóng.
 
Trả lời:
 
a) Nguồn điện của đèn gồm hai chiếc pin.
 
Kí hiệu tương ứng với nguồn điện này:
 
Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu của đèn pin.
 
b) Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi cộng tắc đóng hình 21.2
 
GIẢI BÀI TẬP CƠ BẢN
 
21.1. Kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên phải với một điểm ở cột bên trái trong bảng dưới đây để chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi bộ phận mạch điện và kí hiệu sơ đồ của nó:
 
 1
 
21.2. Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.3, hình 21.4 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng. 
 
21.3
 Hướng dẫn giải
 
3
 
 21.3. Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (đinamô) để thắp sáng đèn. Quan sát ta chỉ thấy có một dây dẫn nối từ đinamô tới bóng đèn.
 
a) Vì sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động?
b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp.
 
Hướng dẫn giải:
 
a) Quan sát ta chỉ thấy có một dây dẫn nối từ đinamô tới bóng đèn mà đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động vì mạch được đóng kín bằng dây thứ hai là khung xe đạp.
 
b) Vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp hình 21.5.
 
21.5
21.4. Sơ đồ của mạch điện là gì?.
 
A. Là ảnh chụp mạch điện thật
B Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các hộ phận mạch điện,
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nổ.
D. Là hình vẽ mach điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
 
Hướng dẫn giải:
 
Sơ đồ của mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
 
Đáp án: B
 
21.5. Chiều dòng điện chạy trong mach điện kín được quy ước như thế nào?.
 
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng; của các điện tích âm trong mạch.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
 
Hướng dẫn giải:
 
Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước là chiều từ cục dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
 
Đáp án: D
 
21.6. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào hình 21.6 chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?.
 
Hướng dẫn giải
 
 21.6

Mũi tên trong sơ đồ mạch điện hình 21.6A, chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện.
 
Đáp án: A
 
21.8. Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng đồng. Hỏi:
 
a) Khi có dòng điện chạy trong mạch kin này thi các êlectron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?
b) Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron trong câu trên là cùng chiều hay ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện?.
 
Hướng dẫn giải:

a) Khi có dòng điện chạy trong mạch kín thi các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

b) Chiều dịch chuyển có hướng của các electrôn trong câu trên là ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.
 
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
 
Bài 21.1: Chọn câu trả lời đúng:
 
Quan sát trên hình 21.6. Hãy cho biết chiều của dòng điện.
 
21.6b

A. Từ đầu (-) sang đầu (+).
B. Từ đầu (+) sang đầu (-).
C. Chiều nào cũng đúng.
D. Không xác định được.
 
Bài 21.2: Sơ đồ mạch điện dùng để làm gì?
 
Bài 21.3: Chọn câu trả lời đúng:
 
Mạch điện được bố trí như hình 21.7

21.7

A. Công tắc A đóng, công tắc B mở.
B. Công tắc B đống, công tắc A mở.
C. Công tắc A đóng, công tắc B đóng.
D. Công tắc A mở, công tắc B mở.
 
Bài 21.4: Trong các sơ đồ mạch điện trên hình 21.8, sơ đồ nào có thể loạt động được khi đóng khoá K.
 
21.8
 
Bài 21.5: Trong bốn thí nghiệm được bố trí trong hình 21.9, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng?
 
 21.9
 
Bài 21.6: Cho sơ đồ mạch diện như hình 21.10. Các đèn sẽ sáng như thế nào nếu lần lượt gỡ bỏ từng đèn ra theo thứ tự 1, 2, 3, 4.
 
21.10

GIẢI VÀ ĐÁP SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
 
Bài 21.1: Chiều của dòng điện từ đầu (+) sang đầu (-).
 
Đáp án: B
 
Bài 21.2: Khi muốn mắc một mạch điện phức tạp người ta thường vẽ sơ đồ mạch điện sau đó mới lắp mạch điện tương ứng. Sơ đồ mạch điện giúp người thực hiện dễ hình dung công việc mình cần làm và nếu mạch điện không hoạt động được người thực hiện có thể nhìn vào sơ đồ để kiểm tra mạch điện một cách nhanh chóng hơn .
 
Bài 21.3: Công tắc A đóng, công tắc B đóng.
 
Đáp án: C
 
Bài 21.4: Trong hình 21.8 chỉ có mạch điện a và mạch điện b có thể hoạt động được khi ta đóng khoá K còn mạch điện c không hoạt động được dù có đóng khoá K vì mạch điện này không có nguồn điện.
 
Bài 21.5: Chọn thí nghiệm 21.9c.
 
Bài 21.6: Nếu gỡ bỏ đèn 1 ra: tất cả các đèn còn lại đều tắt.
Nếu gỡ bỏ đèn 2 ra: chỉ có đèn 4 và đèn 1 sáng.
Nếu gỡ bỏ đèn 3 ra: chỉ có đèn 4 và đèn 1 sáng.
Nếu gỡ đèn 4 ra: đèn 1, đèn 2 và đèn 3 đều sáng.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây