© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 - Tiết 2 : Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường Tập đọc nhạc: TĐN số 1

Thứ ba - 13/09/2016 23:46
Bài giảng Âm nhạc 8 - Tiết 2 : Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I- Mục tiêu
 
• HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường
• HS tiếp tục tập trình bày bài hát cách hát hoà giọng, lĩnh xướng, đối đáp.
• Củng cố cho HS nắm vững vị trí các nốt nhạc trên khuông.
• HS đọc nhạc và hát lời bài Chiếc đèn ông sao.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
• Đọc nhạc, đàn và hát thuần thục đoạn trích trong bài Chiếc đèn ông sao.
• Tập luyện để trình bày bài Chiếc đèn ông sao.
 
III- Tiến trình dạy học
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
GV ghi lên bảng 1. Ôn tập bài hát
MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
HS ghi bài
GV thực hiện GV đệm đàn và thể hiện bài hát, HS nghe để so sánh và sửa những chỗ còn hát sai. HS theo dõi
GV chỉ định Một vài HS trình bày bài hát, GV tiếp tục chỉ ra những chỗ chưa đạt và hướng dẫn các em sửa chữa. HS trình bày
GV đệm đàn Tất cả trình bày hoàn chỉnh bài hát.
Hát lần 1: Đoạn 1 HS nam và nữ hát đối đáp. Đoạn hai cả lớp hát hoà giọng.
Hát lần 2: Đoạn 1, GV lĩnh xướng. Đoạn hai cả lớp hát hoà giọng.
2. Tập đọc nhạc
 HS thực hiện
GV ghi lên bảng CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO
1. Ghi nhớ cao độ các nốt nhạc trên  khuông:
 
HS ghi bài
GV ôn lại kiến thức
GV hỏi
Tìm hiểu về đoạn nhạc: Đoạn nhạc sử dụng những kí hiệu nào? (sắc thái vừa phải, dấu nhắc lại, dấu chấm dôi, dấu luyến). HS ghi bài
 
 
 
HS trả lời
GV chỉ định - Đoạn nhạc này có thể chia làm mấy câu? (bốn câu).
Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu:
Đọc gam Đô trưởng.
HS đọc tên nốt
GV đàn 5. TĐN từng câu: Dịch giọng = -7 (thực chất là đọc ở giọng Fa trưởng). HS đọc gam
 
HS tập đọc nhạc
GV đàn
 
GV hướng dẫn
- GV đàn giai điệu câu một khoảng ba lần, yêu cầu HS lắng nghe và TĐN nhẩm theo. HS nghe và nhẩm theo
GV điều khiển - GV tiếp tục đàn giai điệu câu một ba lần, yêu cầu HS đọc nhạc hoà với tiếng đàn. HS đọc nhạc
GV hướng dẫn Trong quá trình HS tự đọc nhạc hoà với tiếng đàn, nếu chỗ nào sai, GV hướng dẫn sửa cho đúng. HS thực hiện
GV điều khiển Tiến hành tương tự với các câu còn lại.
Nhận biết từng câu và TĐN: GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu một số nốt nhạc đầu tiên của mỗi câu, yêu cầu HS nhận biết đó là câu số
HS nhận biết và đọc nhạc
GV đàn mấy và hãy TĐN đầy đủ cả câu. (Việc này GV không nên thực hiện theo thứ tự các câu trong bài). Ví dụ GV đàn:  
HS nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV hướng dẫn
 
 
 
 
 
  GV điều khiển
 
 
 
 
GV hướng dẫn
6. Tập hát lời ca:
Chia lớp học thành hai phần, một nửa lớp TĐN và gõ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và gõ nhịp. Tập riêng cho từng bên để các em nắm vững nhiệm vụ rồi mới ghép hai bên với nhau. Sau đó đổi lại phần trình bày của mỗi bên, GV nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của từng bên. Nhắc các em nên TĐN và hát nhẹ nhàng, vừa thực hiện bài tập của mình vừa nghe phần trình bày của các bạn.
 
7.  TĐN và hát lời: Khi đệm đàn, GV có thể dùng tiết tấu Pop và lấy tốc độ = 108
Chia lớp thành hai nửa, một nửa TĐN và hát lời, nửa còn lại làm nhiệm vụ gõ đệm theo âm hình sau:
 
Lưu ý: Trong âm hình này phải gõ bằng hai tay, nốt 1,2,4,5 gõ tay phải. Nốt 3,6 gõ tay trái (có thể gõ hoặc vỗ nhẹ bàn tay xuống mặt bàn).
Cả lớp cùng nhau thực hiện TĐN và hát lời khoảng 1-2 lần.
 
 
 
 

8. Củng cố bài: Tập lối hát đối đáp.
HS nữ hát câu một và ba.
HS nam hát câu hai và bốn.
Hai HS, một nữ và một nam lên bảng trình bày đối đáp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS trình bày
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS thực hiện
 
 
 
HS trình bày
 
 
HS thực hiện
 
 
Lưu ý giáo viên
 
NHỮNG KÍ HIỆU TRONG ÂM NHẠC
 
Nghệ thuật âm nhạc dùng những kí hiệu để diễn tả đặc điểm riêng của âm thanh. Trong quá trình giảng dạy, GV nên từng bước giới thiệu về nội dung này để HS biết các kí hiệu và tác dụng của chúng.
 
Những kí hiệu thường gặp trong các bản nhạc là:
 
• Dấu nối: Liên kết hai hoặc nhiều nốt nhạc cùng cao độ. Khi hát hoặc TĐN, chỉ đọc nốt đầu rồi ngân dài, thời gian ngân bằng trường độ các nốt cộng lại.
 
• Dấu luyến: Liên kết hai hoặc nhiều nốt nhạc khác nhau về cao độ. Khi hát hoặc TĐN, phải làm rõ từng nốt nhạc.
 
• Dấu chấm dôi: Là dấu chấm nhỏ, đứng bên phải thân nốt nhạc. Dùng để kéo dài trường độ nốt nhạc. Trường độ dấu chấm dôi bằng nửa trường độ nốt nhạc.
 
• Dấu lặng: Để qui định thời gian yên lặng trong bản nhạc. Có nhiều loại dấu lặng nhưng thường dùng lặng đen và lặng đơn.
 
• Dấu hoá: Là những kí hiệu để thay đổi cao độ của nốt nhạc. Có hai loại là dấu thăng và dấu giáng, ngoài ra có dấu bình (dấu hoàn) để huỷ bỏ hiệu lực dấu thăng và dấu giáng.
 
Những dấu hoá đôi khi xuất hiện trong bản nhạc, gọi là dấu hoá bất thường.
 
Những dấu hoá nằm cố định ở đầu khuông nhạc, gọi là hoá biểu.
 
• Cung và nửa cung: Là đơn vị đo cao độ trong âm nhạc.
 
• Dấu nhấn: Ghi trên nốt nhạc, để yêu cầu hát nhấn mạnh nốt nhạc đó (ví dụ bài Lên đàng- lớp 6).
 
• Dấu hát ngắt (Staccato): Là dấu chấm đặt phía trên nốt nhạc, để yêu cầu hát ngắt nốt nhạc đó (ví dụ bài Lên đàng- lớp 6).
 
• Dấu nhắc lại: Để nhắc lại một đoạn nhạc.
 
• Dấu hồi: Để nhắc lại một đoạn nhạc.
 
• Dấu mắt ngỗng: Còn gọi là dấu ngân tự do (ví dụ ở khuông cuối trong bài Đường chúng ta đi- lớp 7).
 
• Nốt hoa mĩ: Là nốt nhạc nhỏ có gạch chéo ở đuôi nốt, nốt đó không có giá trị về trường độ. Đây là nốt trang điểm, tác dụng để hát luyến rất nhanh.
 
• Viết nhạc hai bè: Là hai thân nốt nhạc ghi trên một trường độ (ví dụ bài Mùa hè chao nghiêng- lớp 7 và bài Con chim non- lớp 8).
 
• Khung thay đổi (còn gọi là cột 1, cột 2 hoặc kí hiệu hát lần 1, lần 2): Chỉ dùng khi bản nhạc có dấu nhắc lại hoặc dấu hồi. Tác dụng là hát lần đầu thì hát ở kí hiệu hát lần 1 nhưng hát lần thứ hai, phải bỏ đoạn kí hiệu hát lần 1 mà vào kí hiệu lần 2.
 
• Thuật ngữ chỉ sắc thái: Thường ghi ở đầu bản nhạc, trên số chỉ nhịp, để qui định về tình cảm bản nhạc.
 
• Thuật ngữ chỉ nhịp độ: Thường ghi ở đầu bản nhạc, trên số chỉ nhịp, để qui định về tốc độ của bản nhạc (xem trang 69).
 
• Thuật ngữ và kí hiệu chỉ cường độ: Diễn tả độ mạnh nhẹ của âm thanh (xem trang 69).
 
Những yếu tố như: khuông nhạc, khoá Son, số chỉ nhịp, vạch nhịp, vạch kép, nốt nhạc, lời ca không được tính là kí hiệu âm nhạc, vì luôn có trong các bản nhạc.
 
Những nội dung như nhịp lấy đà, cách đánh nhịp,... cũng không tính là kí hiệu âm nhạc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây