© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 7 - Ôn tập và kiểm tra

Thứ tư - 14/09/2016 05:53
Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 7 - Ôn tập và kiểm tra
I- Mục tiêu
 
• HS ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục hơn.
 
• Qua việc ôn tập, GV kiểm tra về sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN của HS.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
• Đàn và hát thuần thục những bài hát, bài TĐN đã hướng dẫn cho HS.
• Xây dựng bộ đề kiểm tra môn âm nhạc lớp 8.
 
III- Tiến trình dạy học
 
 
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
GV ghi lên bảng 1. Ôn tập
- Ôn hai bài hát: Mùa thu ngày khai trường và Lí dĩa bánh bò.
HS ghi bài
GV điều khiển Trình bày hoàn chỉnh mỗi bài một lần.
- Ôn nhạc lí:
HS trình bày
GV đọc bài tập Bài tập: Hãy tự viết một đoạn nhạc ở giọng La thứ. Đoạn nhạc gồm 16 ô nhịp 3/4. HS ghi bài tập
GV hướng dẫn - Ôn TĐN: Ôn bài TĐN số 1,2,3.
Cả lớp cùng trình bày bài, sau khi TĐN phải hát lời cho hoàn chỉnh. 2. Kiểm tra
HS thực hiện
GV kiểm tra - Kiểm tra hát: Theo nhóm HS. HS thực hiện
    
- Kiểm tra bài tập nhạc lí: Kiểm tra bài làm của từng HS.
 - Kiểm tra TĐN: Cá nhân.
 
Lưu ý giáo viên
 
TRAO ĐỔI VỀ VIỆC KIỂM TRA, XẾP LOẠI HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC
 
1. Yêu cầu chung
 
• Hoạt động kiểm tra phải phản ánh được tương đối chính xác khả năng học tập của HS, bao gồm hiểu biết về âm nhạc, lí thuyết âm nhạc, thực hành âm nhạc và ý thức học tập của các em.
 
• Kiểm tra không đơn thuần chỉ để lấy điểm và hoàn thành xếp loại học tập của HS, mà phải có tác dụng củng cố và ghi nhớ kiến thức cho các em.
 
• Hoạt động kiểm tra không nên tiến hành cứng nhắc mà cần sự linh hoạt của GV. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng trường, từng lớp, GV đưa ra những hình thức kiểm tra đa dạng, phong phú.
 
• Thông qua hoạt động kiểm tra, động viên tinh thần học tập của HS, khuyến khích các em tham gia các hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài trường học.
 
2. Những vấn đề cụ thể
 
• Hình thức kiểm tra
 
Trong quá trình dạy học, GV thường xuyên kiểm tra đánh giá về kết quả học tập của HS. Để kiểm tra toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của các em, có những hình thức kiểm tra sau:
 
- Kiểm tra lí thuyết âm nhạc: HS làm bài kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm, thời gian 15 phút hoặc 45 phút.
 
- Kiểm tra thực hành âm nhạc (hát và TĐN): Gồm hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra học kì.
 
Hình thức kiểm tra miệng có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau:
 
- Kiểm tra vào đầu giờ học.
- Kiểm tra sau khi đã ôn tập lại bài hát hoặc TĐN.
- Kiểm tra vào giữa hoặc cuối giờ học.
- Kiểm tra HS đơn ca bài hát.
- Kiểm tra HS song ca bài hát.
- Kiểm tra nhóm HS cùng trình bày bài hát.
 
Còn nhiều hình thức kiểm tra thực hành khác, rất đa dạng, nhưng GV cần thông báo cho HS cách tiến hành để các em chuẩn bị.
 
- Kiểm tra cảm nhận âm nhạc và sáng tạo âm nhạc: Thông qua hoạt động viết lời cho đoạn nhạc, làm Album âm nhạc hoặc sáng tạo dụng cụ âm nhạc.
 
• Tham khảo một số đề kiểm tra
 
Đề 1 (Kiểm tra tự luận- 15 phút):
Em hãy nêu lên vai trò của âm nhạc trong cuộc sống.
 
Đề 2 (Kiểm tra tự luận- 45 phút):
 
Qua những kiến thức đã học, qua sách báo, phim ảnh hoặc bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể một câu chuyện để thấy được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống.
 
Đề 3 (Kiểm tra trắc nghiệm- 45 phút):
 
Câu 1: Hãy điền vào trong ngoặc đơn ở cột B số thứ tự tên bài hát ở cột A, sao cho bài hát phải có câu hát đó.
 
A B
  1. Mùa thu ngày khai trường
  2. Một mùa xuân nho nhỏ
  3. Lí dĩa bánh bò
  4. Lên đàng
  5. Tuổi hồng
  6. Bóng cây Kơ-nia
      7. Trở về Su - ri - en - tô 
       8. Quê hương (TĐN- lớp 7)
       9. Nhạc rừng
        10. Ca-chiu-sa (bài hát lớp 7)
 
  • Điểm tô non sông ( )
  • Về phương mặt trời mọc ( )
  • Bao tháng năm học trò ( )
  • Bạch dương tươi tốt ( )
  • Đi xây những ước mơ ( )
         - Cánh chim đại bàng ( )
  • Theo lời ca mênh mang ( )
  • Tình tính tang tang ( )
  • Trong tâm hồn bao người ( )
- Đất nước như vì sao ()

Câu 2: Dùng thước để gạch nối tên nhạc sĩ ở cột A với bản nhạc của họ ở cột B.
 
A B
Mô-da -Nhạc buồn.
Bê-tô-ven - Sô-nát Ánh trăng.
Sô-panh - Hành khúc Thổ-nhĩ-kỳ.
Mô-da - Giao hưởng số5- Định mệnh.
Bê-tô-ven - Pô-lô-ne.
Sô-panh - Khúc cầu hồn.
Mô-da - Nhạc kịch Cây sáo thần.
Bê-tô-ven - Ma-duốc-ca.
Sô-panh - Giao hưởng số6- Đồng quê.
 
Câu 3: Chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau (bằng cách khoanh mục a, b hoặc c).
  • Nhạc sĩ Hoàng Việt là:
  1. Tác giả bài hát Lên đàng.
  2. Tác giả vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam.
  3. Tác giả bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam.
  • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là:
  1. Tác giả vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam.
  2. Tác giả bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam.
  3. Tác giả bài hát Hò kéo pháo.
 
- Bài hát đường chúng ta đi là tác phẩm của nhạc sĩ:
 
a. Văn Cao
b. Phan Huỳnh Điểu
c. Huy Du
 
- Bài hát Việt Nam quê hương tôi là sáng tác của nhạc sĩ:
 
a. Đỗ Nhuận
b. Huy Du
c. Hoàng Việt
 
- Đàn tranh là nhạc cụ có:
 
a. 2 dây
b. 4 dây
c. 16 dây
 
- Đàn bầu còn có tên gọi là:
 
a. Nhị
b. Độc huyền cầm
c. Đàn Nguyệt
 
- Bài hát Đi cắt lúa là dân ca:
 
a. Hơ - răng
b. Ba na
c. Hơ rê
 
- Bài hát Bóng cây Kơ-nia được xếp vào thể loại:
 
a. Bài hát sinh hoạt, vui chơi
b. Bài hát lao động
c. Bài hát trữ tình, tình ca
 
Lưu ý: Khi xây dựng đề kiểm tra trắc nghiệm, GV có thể sử dụng kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7.
 
Đề 4 (Kiểm tra thực hành lấy điểm 15 phút):
 
Trình bày 2 bài hát đã học theo nhóm.
 
Lưu ý: HS tự thành lập nhóm từ 2-5 em (chuẩn bị trước 1 tuần), lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu hát đúng nhạc, thuộc lời ca, hát đều, diễn cảm và có vận động minh hoạ.
 
Đề 5 (Kiểm tra học kì 1):
 
1. Hát: Tự chọn và trình bày một bài hát đã được học trong học kì I (4 điểm).
 
2. TĐN: Đọc một bài đã học theo yêu cầu của GV (4 điểm).
 
3. Kiểm tra vở ghi bài (2 điểm).
 
Lưu ý:
 
- Nội dung hát, HS cần thuộc lời hát, yêu cầu hát to, rõ ràng, trôi chảy, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài.
- Nội dung TĐN, khi HS đọc nhạc và hát lời sẽ dùng sách của GV.
 
- Nội dung kiểm tra vở ghi bài, yêu cầu HS phải ghi bài đầy đủ, trình bày sạch đẹp, có nhãn vở.
 
- Việc kiểm tra vở ghi bài của HS không nên bỏ qua, dù môn âm nhạc coi trọng tính thực hành.
 
Việc ghi bài không chỉ thể hiện ý thức học tập mà có tác dụng lưu trữ, củng cố kiến thức cho HS.
 
Đề 6 (Kiểm tra 45 phút):
 
Câu 1: Hãy viết đoạn nhạc (khoảng 8 ô nhịp) ở nhịp 6/8, trong đó sử dụng hợp lí dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, chấm dôi, dấu nhắc lại.
 
Câu 2: Hãy chép nhạc bài Trở về Su-ri-en-tô từ sách giáo khoa và viết lời mới cho đoạn nhạc này.
 
Lưu ý: Hoạt động viết lời mới cho đoạn nhạc mang nhiều tính sáng tạo, HS cần có quá trình luyện tập để làm quen tiến tới thuần thục. Trong quá trình luyện tập, GV gợi ý để HS dựa vào dấu thanh của lời ca, từ đó viết lời mới sao cho lời hát phải đúng giai điệu.
 
Dạng bài tập này khi mới thực hiện đối với HS là tương đối khó, nhưng với quá trình tập luyện thường xuyên, các em sẽ thấy quen thuộc. Khả năng viết lời của nhiều HS sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Tuy vậy, khi chấm điểm với mặt bằng chung, không thể yêu cầu HS viết lời hay và có ý nghĩa như nhạc sĩ sáng tác, chỉ nên đánh giá về cảm nhận âm nhạc thông qua lời ca của các em. GV nên cho điểm cao để khuyến khích các em nhiệt tình khi làm bài tập này.
 
Xây dựng bộ đề kiểm tra cho cả năm học là yêu cầu cần thiết đối với việc giảng dạy môn âm nhạc. GV có thể sưu tầm những đề kiểm tra của đồng nghiệp để xây dựng ngân hàng đề kiểm tra của mình. GV nên xây dựng kế hoạch kiểm tra bao gồm các yếu tố như nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, thời gian... rồi đưa vào kế hoạch giảng dạy và có thể điều chỉnh khối lượng kiến thức phù hợp ở từng lớp khác nhau.
 
• Xếp loại học tập môn âm nhạc
 
Mỗi học kì, trung bình GV kiểm tra HS bốn lần ở các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút và kiểm tra học kì. Theo qui định hiện hành, điểm 9 hoặc 10 được xếp loại giỏi (G), điểm 7 hoặc 8 xếp loại khá (Kh), điểm 5 hoặc 6 xếp loại đạt (Đ), từ điểm 4 trở xuống xếp loại chưa đạt (Cđ). Ở môn âm nhạc, GV nên hạn chế cho HS điểm chưa đạt. Để phản ánh đúng lượng kiến thức khi kiểm tra, điểm kiểm tra miệng và 15 phút tính hệ số 1, điểm 45 phút và kiểm tra học kì tính hệ số 2, như vậy sẽ có 6 hệ số. GV xếp loại học tập học kì theo qui định sau:
 
- Loại giỏi (G): 2/3 điểm kiểm tra G, 1/3 điểm Kh.
- Loại khá (Kh): 2/3 điểm kiểm tra Kh, 1/3 điểm Đ.
- Loại đạt (Đ): 2/3 điểm kiểm tra Đ, 1/3 điểm Cđ.
- Loại chưa đạt: 1/3 điểm kiểm tra Đ, 2/3 điểm Cđ.
 
Những trường hợp khác, GV cần tính theo hệ số để xếp loại cho chính xác. Ví dụ, một HS điểm kiểm tra miệng là 6 (Đ), kiểm tra 15 phút là 4 (Cđ), kiểm tra 45 phút là 8 (Kh), kiểm tra học kì là 9 (G). Tính theo hệ số, HS này được xếp loại khá (Kh).
 
Cách xếp loại cả năm học:
 
- Loại giỏi (G): 2 học là cùng giỏi hoặc 1 học kì giỏi, 1 học kì khá.
 
- Loại khá (Kh): 2 học kì cùng khá hoặc 1 học là khá, 1 học là đạt.
 
- Loại đạt (Đ): 2 học kì cùng đạt hoặc 1 học kì đạt, 1 học kì chưa đạt.
 
- Loại chưa đạt: 2 học kì cùng chưa đạt.
 
Nếu HS có kết quả hai học kì chênh nhau hai bậc, thì xếp loại ở giữa. Ví dụ học kì I xếp loại đạt (Đ), học kì II xếp loại giỏi (G), cả năm sẽ xếp loại khá (Kh).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây