© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 6

Thứ tư - 14/09/2016 05:13
Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò

Ôn tập: Tập đọc nhạc: TĐN số 2

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo
I- Mục tiêu
 
• HS ôn tập để trình bày bài Lí dĩa bánh bò và Trở về Su-ri-en-tô thuần thục hơn.
 
• HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
 
• HS hiểu biết về sự đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Vân cho nền âm nhạc Việt Nam.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
 
• Đàn và hát thuần thục bài Lí dĩa bánh bò cũng như bài Trở về Su-ri-en-tô.
 
• Sưu tầm những tư liệu về nhạc sĩ Hoàng Vân như băng đĩa nhạc hay tập trình bày một vài bài hát khác của ông.
 
Bài ca người giáo viên nhân dân
(Trích)
 
Tình ca Tây Nguyên
(Trích)
 
Mùa hoa phượng nở
(Trích)
 
III- Tiến trình dạy học
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
GV ghi lên bảng
GV đệm đàn GV yêu cầu GV kiểm tra
GV ghi lên bảng
1. Ôn tập bài hát
LÝ DĨA BÁNH BÒ
GV đệm đàn cho HS hát lại cả bài.
Mỗi tổ trình bày bài hát một lượt.
GV kiểm tra một vài HS trình bày bài hát.
2. Ôn tập: Tập đọc nhạc
TRỞ VỀ SU-RI-EN-TÔ
HS ghi bài
HS trình bày
HS thực hiện
 HS lên kiểm tra
 
GV thực hiện GV đàn, đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 2. HS nghe và đọc theo. HS nghe và đọc
GV yêu cầu Nhận biết từng câu: GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu một số nốt nhạc đầu tiên của mỗi câu, yêu cầu HS nhận biết đó là câu số mấy rồi TĐN, hát lời cả câu.
V Ví dụ:
HS thực hiện
GV yêu cầu GV yêu cầu HS nam đọc nhạc và hát câu 1-3, HS nữ đọc nhạc và hát câu 2-4. HS thực hiện
GV chỉ định GV chỉ định một vài HS học khá trình bày bài, GV chỉ ra chỗ còn chưa đạt và hướng dẫn các em sửa lại.
C   Cả lớp cùng trình bày lại bài.
HS trình bày và sửa chỗ sai
GV ghi lên bảng 3. Âm nhạc thường thức
NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO
HS ghi bài
GV yêu cầu Các em hãy tự nghiên cứu phần giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Vân ở trang 16, sau đó ghi tóm tắt (trong ba câu) vào vở để giới thiệu về nhạc sĩ (4 phút). HS thực hiện
GV chỉ định GV chỉ định một vài HS đọc kết quả các em tự tiến hành. HS trình bày
GV tổng kết GV nhận xét về phần giới thiệu của các em, sau đó tổng kết những ý chính:
- Nhạc sĩ Hoàng Vân là người có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, ông đã thành công trong việc sáng tác ca khúc cho thiếu niên và người lớn.
Những ca khúc nổi bật của ông gồm có: Hò kéo pháo, Quảng Bình quê ta ơi, Tình ca Tây Nguyên, Bài ca người giáo viên nhân dân, ca khúc thiếu nhi có Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc, Em yêu trường em...
Nhạc sĩ Hoàng Vân đã được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Đây là giải thưởng dành cho những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực sáng tạo văn hoá, nghệ thuật ở Việt Nam.
HS nghe một số ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân mà GV đã chuẩn bị giới thiệu, trong đó có bài Hò kéo pháo
HS theo dõi
 
 
 
Học sinh nghe và có thể hát  hoà cùng
 
Lưu ý giáo viên
 
Giới thiệu Nhạc sĩ Hoàng Vân
 
Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh ngày 24.7.1930 tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, đang ở độ tuổi thiếu niên, Hoàng Vân bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với tất cả sự nhiệt tình, hăng hái của tuổi trẻ. Lúc đầu Hoàng Vân làm liên lạc cho bộ đội, sau đó đi học ở trường lục quân Trần Quốc Toản rồi làm chính trị viên của một đơn vị bộ đội.
 
Khả năng âm nhạc của Hoàng Vân bộc lộ khá sớm. Ông chơi đàn Băng- giô, Ghi-ta và sáng tác âm nhạc. Trên những chặng đường hành quân vượt núi băng đèo cùng các đơn vị bộ đội, dân công, Hoàng Vân đã hát cùng họ và sáng tác những bài ca ấm tình người trong những ngày kháng chiến. Nhạc sĩ Hoàng Vân nổi tiếng với bài hát Hò kéo pháo (1954) nhưng ngay từ năm 1951, ông đã có một số ca khúc, trong đó bài Chiến thắng Tây Bắc khá phổ biến ở các đơn vị bộ đội.
 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại, quân ta tiến về Thủ đô cũng là lúc Hoàng Vân lên đường đi học tập âm nhạc ở nước ngoài. Ông là một trong số các nhạc sĩ được đào tạo dài hạn, chính qui trong thời gian 6 năm. Tốt nghiệp nhạc viện trở về nước năm 1960, sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân bắt đầu nở rộ. Vang lên trong những năm tháng này, nhiều ca khúc của ông đi vào đời sống quần chứng như Tôi là người thợ mỏ, Bài thơ gửi Thái Nguyên (phổ thơ Lê Nguyên), Nhớ (thơ Nguyễn Đình Thi)... Nhạc sĩ Hoàng Vân viết nhiều, viết nhanh, hàng loạt ca khúc, hợp xướng của ông được chú ý trong công chúng yêu nhạc lúc bấy giờ. Tên tuổi của Hoàng Vân càng được quần chúng yêu mến khi bài hát Quảng Bình quê ta ơi ra đời năm 1964. Bài hát được viết trong chuyến đi thâm nhập thực tế ở Quảng Bình trong những ngày nóng bỏng của cuộc chiến tranh chống Mĩ khi đế quốc Mỹ đánh ra miền Bắc. Ca khúc này nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và được đông đảo thính giả ghi nhận. Có lẽ đây là một trong những bài hát đầu tiên viết về một địa danh nhưng lại dễ đi vào lòng người dân cả nước trong cuộc chiến tranh cứu nước thời gian đó.

Chịu khó đi thực tế, nhạy cảm và nắm bắt nhanh các đề tài trong cuộc sống, trong chiến đấu, sản xuất nên ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân khá đa dạng. Những ca khúc như Hai chị em, Hà Nội-Huế-Sài Gòn, Người chiến sĩ ấy, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Bài ca giao thông vận tải, Tình yêu của đất và nước, Bài ca xây dựng... đã chứng minh điều ấy. Giai điệu của Hoàng Vân được bắt nguồn một cách nhuần nhuyễn từ các làn điệu dân ca khác nhau, cho người nghe những âm hưởng gần gũi, nồng ấm hơi thở thời đại, rất quen thuộc nhưng vẫn thấy nét mới mẻ. Bài hát Nổi trống lên rừng núi ơi, Tình ca Tây Nguyên...cũng thể hiện sự khám phá về kỹ thuật sáng tác cộng với cảm xúc trong tâm hồn tác giả. Trong thể loại thanh nhạc, khí nhạc, ông còn có một khối lượng không nhỏ những tác phẩm hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng như Hồi tưởng Việt Nam muôn năm.
 
Tuổi lên 10, Hát dưới cờ búa liềm... Về khí nhạc, Hoàng Vân viết nhiều thể loại khác nhau như phức điệu cho Pianô, tổ khúc cho Ôboa và Pianô, Ráp-xô-đi cho Viôlông, độc tấu cho kèn Fa-gốt, độc tấu cho sáo Flute... Bản giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc là một thiên anh hùng ca về con người và mảnh đất miền Nam kiên cường, anh dũng nơi đầu sóng ngọn gió, vẫn vững vàng đi tới thắng lợi cuối cùng. Trong vở vũ kịch Chị Sứ dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Đức, âm nhạc của Hoàng Vân thắm đượm những tình cảm yêu thương, ca ngợi và cảm phục người phụ nữ miền Nam bất khuất. Bản Công-xéc-tô viết cho Pianô và dàn nhạc của ông cũng là một thể nghiệm bước đầu đánh dấu khả năng vươn tới con đường hoàn thiện kĩ thuật sáng tác âm nhạc của lớp nhạc sĩ Việt Nam mới. Ngoài ra ông còn sáng tác âm nhạc cho khá nhiều phim truyện, phim tài liệu, hoạt hình và các vở kịch nói, chèo, cải lương... Trong đó nhiều bộ phim quen thuộc như Nổi gió, Con chim vành khuyên, Mối tình đầu...
 
Nhà xuất bản Âm nhạc đã in tuyển tập Hai chị em gồm những sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân. Đó là một phần gia tài sáng tác của ông về ca khúc.
 
Hoàng Vân còn là nhạc sĩ của tuổi thiếu nhi với nhiều bài hát Con chim vành khuyên, Em vêu trường em, Ca ngợi Tổ quốc... Dù chỉ là những bức tranh nhỏ trong phòng tranh âm nhạc thiếu nhi nhưng ở trong những bức vẽ xinh xắn đó, chứng ta vẫn nhận ra một cách nhìn, sáng tạo độc đáo, bình dị tạo nên cảm giác tươi mới, đáng yêu.
 
(Theo cuốn Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam NXB Văn hoá 1986)
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây