© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Công Dân 10 - Bài 4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Thứ hai - 07/10/2019 12:34
Tóm tắt kiến thức cần nhớ, Giáo Dục Công Dân 10 - Bài 4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
1. Thế nào là mâu thuẫn
Theo Triết học Mác - Lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau.

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Vì rằng các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển là theo chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
- Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.
- Khi mâu thuẫn được giải quyết, kết quả là sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
=> Như vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây