© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 10, bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.

Thứ hai - 25/12/2017 20:54
Bài giảng Công nghệ 10, bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.
I. MỤC TIÊU:
            1. Kiến thức:
   - Học sinh biết KN và mục đích của phương pháp nhân giống thuần chủng & phương pháp lai giống vật nuôi & thủy sản.
            2. Kỹ năng:
            - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
            3. Thái độ:
   - Biết vận dụng các phương pháp lai giống để tạo ra các giống vật nuôi, thủy sản có năng suất và chất lượng tốt cho gia đình và địa phương.
II. PHƯƠNG PHÁP:
            - Thảo luận nhóm, cá nhân làm việc, giảng giải.
III. PHƯƠNG TIỆN:
            1. Chuẩn bị của thầy:
            - Nội dung bài mới + thông tin bổ sung.
            - Nội dung cho học sinh làm việc cá nhân
            2. Chuẩn bị của trò:
            - Nội dung sgk để làm việc cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
            1. Ổn định  - kiểm tra bài cũ:
            2. Mở bài:
Sau khi chọn lọc giống vật nuôi chúng ta sẽ nuôi dưỡng & ghép đôi giao phối để nhân giống làm tăng số lượng đàn giống
            3. Phát triển bài:
 
NỘI DUNG BÀI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. NHÂN GIỐNG THUẦN CHỦNG:
1.Khái niệm:
Là pp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng 1 giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.
2 Mục đích:
- Phát triển nhanh số lượng
- Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.               
 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và trả lời các câu sau (5’)
+ Khái niệm của nhân giống thuần chuẩn?
+ Mục đích?
+ Phương pháp?
+ Kết quả?
- Thu lại và đưa đáp án.
 
 
- Học sinh làm việc trên cơ sở nghiên cứu sgk và kiến thức đã biết.
II. LAI GIỐNG:
1. Khái niệm:
Là pp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
2. Mục đích
- Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo giống mới.
- Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con.               
3. Phương pháp:   
a. Lai kinh tế:
- Là giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái thuộc những giống thuần chủng khác nhau.
- Kết quả: Tạo đàn giống nuôi lấy sản phẩm có ưu thế lai cao nhất ở F1, không dùng làm giống.
b. Lai gây thành :
 Dùng 2 hay nhiều giống lai tạo với nhau theo những quy trình nhất định để chọn lọc và nhân lên thành giống mới.
- Kết quả: Gây tạo giống mới có các đặc điểm tốt của các giống khác nhau.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lai giống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trên giấy.
+ Khái niệm lai giống.
+ Mục đích.
+ Phương pháp.
+ Kết quả
- Thu lại và đưa đáp án.
- Cho học sinh chấm bài chéo với nhau.
 
* Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
4. Củng cố:
- Về học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- So sánh: Nhân giống thuần chủng và lai giống vật nuôi.
5. Dặn dò:
- Đọc trước 2b SGK.
- Hoàn thành bài tập so sánh.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây