© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 10, bài 7: Một số tính chất của đất trồng.

Thứ hai - 25/12/2017 02:50
Bài giảng Công nghệ 10, bài 7: Một số tính chất của đất trồng.
I.  Mục tiêu:
            1. Kiến thức:
            Sau khi học xong bài này học sinh phải giải thích được:
Khái niệm keo đất là gì? Cấu tạo keo đất?
Thế nào là khả năng hấp thụ của đất?
Thế nào là phản ứng dung dịch đất, các phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất.
Thế nào là độ phì nhiêu của đất.
Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
2. Kỹ năng:
Quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ.
II. Phương pháp: Hỏi đáp  + diễn giải.
III. Phương tiện:
1.      Chuẩn bị của thầy: Sơ đồ cấu tạo keo đất.
2.      Chuẩn bị của trò:
IV. Tiến trình bài giảng:
1.      Ổn định – Kiểm tra bài cũ:
- Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô tế bào. & ý nghĩa  - cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô, tế bào.
2. Mở bài:
- Muốn cây trồng cho năng suất cao, ngoài việc chọn giống tốt, còn cần có đất trồng phù hợp. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu t/c đất.
3. Phát triển bài:
 
NỘI DUNG BÀI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Keo đất và khả năng hấp thụ của đất của đất.
1. Keo đất:
a. Khái niệm:
 
 
 
Là những phần tử đất có kích thước dưới 1µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái  huyền phù.
 
 
 
b. Cấu tạo keo đất:
 1 hạt keo đất gồm: Nhân, lớp ion quyết định điện, lớp ion bất động, lớp ion khuếch tán.
Lưu ý: Vẽ hình và chú thích hình
 
2. Khả năng hấp phụ của đất.
 
 
 
   Ngoài khả năng giữ lại các phần tử nhỏ, keo đất còn có tính hấp phụ trao đổi: đó là khả năng trao đổi ion  ở tầng khuếch tán  với ion trong dung dịch đất.
Vd:
b7
II. Phản ứng của dung dịch đất:
- Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hoặc trung tính. Người ta chỉ số pH để tính độ chua của đất hay dùng nồng độ H .
Nếu: [H+ ]> [OH- ] thì pH < 7 => có phản ứng chua.
         [H+ ]= [OH- ] thì pH = 7 => trung tính.
           [H+ ]< [OH- ] thì pH > 7 => có phản ứng kiềm
1. Phản ứng chua của đất.
 
 
- Độ chua hoạt tính do nồng độ H trong dung dịch đất gây nên
 
 
 
2. Phản ứng kiềm của đất:
- Đất chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3..., các muối này thủy phân tạo thành các hydroxít NaOH, Ca(OH)2.
 
 
III. Độ phì nhiêu của đất:
1. Khái niệm (sgk)
 
 
 
2. Phân loại:
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Hình thành dưới thảm TV tự nhiên, không có tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Do hoạt động sản xuất của con người
* Hoạt động 1: Tìm hiểu keo đất & khả năng hấp thụ của đất.
- Giáo viên nêu vấn đề: Nếu hoà tan đất vào nước thì (đất) dung dịch đó như thế nào? Có giống như dung dịch nước đường hay nước muối không?
- Giải thích: Đường hoà tan trong nước => nước đường trong. Còn dung dịch đất là do các phân tử nhỏ không hoà tan trong nước mà chỉ ở dạng lơ lửng trong nước: huyền phù
- Chuyển ý: Vì sao keo đất không hoà tan trong H2O? Vì keo đất có năng lượng bề mặt. Vậy năng lượng bề mặt của keo đất do đặc điểm nào  quyết định? Chúng ta tiếp  tục tìm hiểu  về cấu tạo keo đất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Quan sát hình 7. hãy cho biết keo đất có cấu tạo gồm những phần nào?
H. Khả năng hấp thụ của keo đất là gì?
 
 
 
 
 
+ Vì sao keo đất có khả năng hấp phụ?
 
 
 
 
 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định
 
 
 
 

 
 
 
- Chuyển ý: Chúng ta tìm hiểu phản ứng (chua) của ở đất.
- Hỏi:  + Độ chua của đất được chia làm mấy loại? là những loại nào?
+ Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng khác nhau ở điểm nào?
 
 
 
+ Các loại đất nào thường là đất chua?
- Chuyển ý: Một số loại đất không có phản ứng chua mà ngược lại là phản ứng kiềm.
Hỏi: Những đặc điểm nào của đất  làm đất hoá kiềm
+ Muốn cải tạo đất chua người ta phải làm gì?
* Hoạt động 3:: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất.
- chuyển ý: Đặc điểm của đất có liên quan đến độ phì nhiêu của đất.
- Gọi học sinh đọc mục 1: Khái niệm ở sgk
- Để tăng độ phì nhiêu của đất cần bón phân hữu cơ làm đất, tưới tiêu hợp lí.
- Độ phì nhiêu có 2 loại: Tự nhiên và nhân tạo.
- Hỏi: Sự hình thành độ phì nhiêu tự nhiên và nhân tạo khác nhau ở điểm nào?
 
 
- Dung dịch đất đục hơn so với nước đường hay nước muối
 

 

 
- Học sinh quan sát hình trả lời: Nhân, lớp ion quyết định, lớp ion bất động, lớp ion khuếch tán.
- Là sự hút bám các ion, các phân tử nhỏ như hạt lion, hạt sét và hạt bề mặt của keo đất, nhưng không bị đồng hoá, không thay đổi bản chất..
- Vì keo đất có các lớp ion bao quanh nhân và tạo ra năng lực bề mặt hạt keo.
 
 
 
 
- Do nồng độ H   & OH
 
 
 
- Độ chua hoạt tính & tiềm tàng.
 
 
- Độ chua hoạt tính do nồng độ ion H trong dung dịch  đất gây nên, độ chua tiềm tàng do ion  H & AL trên bề mặt keo đất gây nên.
- Đất lâm nghiệp, đất phèn, đất nông nghiệp không phải là đất phù sa.
 
 
- Đất chứa các muối kiềm.
- Bón vôi bột.
 
 
 

- Học sinh đọc.
 
 
- Nêu
           
4. Củng cố:
            Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH nếu.
            a. pH < 7 - đất trung tính.                         c. pH <  7 – đất chua.
            b. pH < 7 - đất kiềm                                 d. pH > 7 – đất chua
            5. Dặn dò:
            - Trả lời câu hỏi cuối bài.
            - Chuẩn bị cho bài thực hành.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây