© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 11, bài 25: Hệ thống bôi trơn.

Thứ ba - 19/12/2017 05:53
Bài giảng Công nghệ 11, bài 25: Hệ thống bôi trơn.
I, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2, Kĩ năng
-Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1, Nội dung:
-GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 25 trang 113 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
-HS: đọc trước nội dung bài 25 trang 113 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
2, Đồ dùng dạy học:
      -Tranh vẽ hình 25.1 SGK.
3, Phương Pháp.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1, Phân bổ bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung:
- Nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2, Các hoạt động dạy học:
2.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2.2.Kiểm tra bài cũ:
  • Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?
  • Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí?
2.3.Đặt vấn đề:
   Khi động cơ làm việc thì giữa các chi tiết sẽ có sự chuyển động tương đối với nhau,như các bề mặt ma sát: Pit-tông, xecmăng, Xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác…các bề mặt ma sát sẽ bị nóng và mài mòn => để khắc phục => dùng dầu bôi trơn. Để bôi trơn các bề mặt ma sát này phải có hệ thống bôi trơn. Vậy cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn như thế nào ta đi vào bài 25
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại. 
 GV : đặt câu hỏi để HS tìm hiểu tác dụng của dầu bôi trơn .
- Liên hệ thực tế em hãy cho biết  dầu bôi trơn còn tác dụng gì ?
-Em hãy kể tên một số bề mặt ma sát của đ/c cần phải  bôi trơn .
GV giải thích : Khi động cơ làm việc, trong đ/c có rất nhiều chi tiết chuyển động tương đối gây ma sát làm các chi tiết bị mài mòn => hỏng như : pit-tông – xilanh …=> bôi trơn .
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
- Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
- Bôi trơn bằng vung té là phương pháp bôi trơn ntn .
(GV: Phương pháp bôi trơn bằng vung té là lợi dụng chuyển động quay của các chi tiết mà khuỷu đầu to thanh truyền , các bánh răng … để múc dầu từ cạcte văng té lên các chi tiết . Dầu đọng trên các bề mặt chi tiết hoặc lỗ thủng dầu rồi chảy vào các bề măït ma sát .)
- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu được sử dụng ở đ/c nào? Các bề mặt ma sát nào đượcbôi trơn?
HS:
-Bôi trơn, làm mát, tẩy rửa, bao kín buồng cháy và chống gỉ.
-Pit-tông, xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác
 
 
-HS đọc sgk trả lời.
 
-Có 3 loại vung te,ù cưỡng bức, pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
-HS đọc sgk trả lời.
 
-HS nghe giảng và ghi chép.
 
 
 
 
 
 
-Động cơ 2 kì Pit-tông, xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khá
I, Nhiệm vụ và phân loại
1,Nhiệm vụ
Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thườngvà tăng tuổi thọ cho các chi tiết.
 
 
 
 
 
 
 
2,Phân loại
-Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:
 
 
+Bôi trơn bằng vung té.
+Bôi trơn cưỡng bức.
+Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 2:  Tìm hiểu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 
GV : Ở bài này chúng ta tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức => Mục II GV treo tranh vẽ sơ đồ hệ thống bôi trơn (H 25.1, sgk ) và hướng dẫn HS tìm hiểu  hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Quan sát tranh em hãy cho biết hệ thống bôi trơn gồm những chi tiết nào?
     GV kết hợp với trả lời của HS và giải thích tên và vị trí của các chi tiết trên hệ thống bôi trơn.
     GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ thống .
- Dầu bôi trơn được chứa ở đâu ?
- Bơm dầu (3) có nhiệm vụ gì ?
 
- Tại sao trong hệ thống phải sử dụng bầu lọc dầu ?
- Tại sao trong hệ thống phải sử dụng két làm mát dầu ?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ?
GV yêu cầu HS quan sát tranh (H25.1) , kết hợp với đọc sgk.
GV đặt câu hỏi
- Quan sát tranh và hãy chỉ đường đi của dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát khi động cơ hoạt động ?
GV nhận xét và giảng :  hệ thống bôi trơn cả 3 trường hợp làm. Sau đó GV tóm tắt nguyên lý làm viêïc bằng sơ đồ khối .
- Dầu sau khi đi đến các bề mặt bôi trơn sẽ đi về đâu? 
-HS lắng nghe và ghi chép.
 
 
 
 
-HS đọc mục 1 trang 144 sgk.
 
 
 
 
 
 
 
-Cạcte dầu.
-Đưa dầu đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
-Lọc sạch dầu từ cạcte đến các bề mặt bôi trơn.
-Dầu bôi trơn nóng lên khi đi bôi trơn => làm má dầu
-Có bơm dầu đưa dầu đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
 
 
-HS quan sát tranh, đọc sgk và trả lời câu hỏi.
 
-HS lắng nghe và ghi chép.
 
 
-Dầu sau khi đi bôi trơn các bề mặt ma sát trở về lại cạcte.
II, Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1, Cấu tạo
 1-cạcte dầu, 2-lưới lọc, 3-bơm dầu, 4-van an toàn bơm dầu, 5-bầu lọc dầu, 6-van khống chế lượng dầu qua két, 7-kát làm mát dầu, 8-đồng hồ báo áp suất dầu, 9-đường dầu chính, 10-đường dầu bôi trơn trục khuỷu, 11- đường dầu bôi trơn trục cam. 12-  đường dầu bôi trơn các bộ phận khác.
 +Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.
2, Nguyên lý làm việc

 hh1

          = > đường dầu chính.
           - > đường dầu hồi, dầu qua két làm mát, dầu qua van an toàn, dầu từ bầu lọc về cạcte.



























































IIV. Tổng kết:
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ?
-Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
-So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các hệ thống bôi trơn khác?
V. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghin cứu phần thông tin bổ sung trang 115 sgk và xem qua nội dung bài mới bài 26 “ hệ thống làm mát”.
VI. Rút kinh nghiệm:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây