© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 36)

Thứ hai - 03/10/2016 05:51
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Tiết 2)
♦ Kiểm tra bài cũ
 
Nhiễm trùng thực phẩm là gì? nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?
 
♦ Giới thiệu bài mới
 
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề: vệ sinh thực phẩm. Hôm nay
chúng ta tìm hiểu vấn đề an loàn thực phẩm và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
 
II. An toàn thực phẩm
 
Hòi: Em cho biết an toàn thực phẩm là gì?
GV: An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
Hỏi: Em có thể cho biết nguyên nhân từ đâu mà gần đây có nhiều vụ ngộ độc thức ăn gây tử vong?
GV: Vấn đề ngộ độc thức ăn hiện ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân:
 
+ Ăn phải thức ăn nhiễm độc: do thuốc trừ sâu còn đọng trong rau quả, gia súc gia cầm ăn nhiều thuốc tăng trọng. Thuốc bảo vệ thực vật, lương thực, thực phẩm, hoặc do hóa chất dư thừa trong quá trình sản xuất... Tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, chế biến đều có kẽ hở để vi khuẩn gây độc xâm nhập vào thực phẩm.
 
Ví dụ: chúng ta đã nghe nhiều vụ ngộ độc thực phẩm như ngộ độc cá nóc, ngộ độc mật cá trám, ngộ độc do ăn phải rau muống, dưa chuột, đậu dũa. .. hoa quả Trung Quốc do ngâm thuốc để giữ cho hoa quả tươi lâu (lê, táo...).
 
GV kết luận: Đứng trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng trầm trọng người sử dụng cần phải biết cách lựa chọn cũng như sử dụng, xử lý, thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh.
 
II. An toàn thực phẩm khi mua sắm
 
Hỏi: Gia đình em thường mua sắm những loại thực phẩm gì?
 
GV:
+ Thực phẩm tươi sống: cá, thịt, tôm, trứng...
+ Thực phẩm đóng hộp: sữa hộp, thịt hộp...
 
HS: Quan sát xem hình 3.16 (SGK) để phân loại thực phẩm và nêu biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
 
GV: Khi mua sắm thực phẩm tươi sống hay đã chế biến sẵn cần phải quan tâm tới thực phẩm đó có thực sự là thực phẩm tươi ngon, hay với đồ hộp thì phải chú ý tới thời hạn sử dụng cụ thể.
+ Thịt tươi, qua cảm quan ta thấy thịt khô ráo, không bị cháy nước, màu thịt tươi hồng không có vết tím bầm, thớ thịt săn chắc, có độ đàn hồi (ấn tay vào thịt lõm dính lay, bỏ tay ra vết lõm mất ngay), mỡ thịt trắng (thịt lợn), mỡ thịt bò hơi vàng.
+ Cá tươi, mắt trong, mang đỏ, thân cá mềm... Cá mắt trắng, thân cứng, mang thâm đen là cá ươn. Tốt nhất là mua cá còn bơi.
+ Đồ hộp: hạn sử dụng còn dài, bên ngoài hộp không bị rỉ, hộp không bị phồng.
+ Rau quả tươi màu sắc phù hợp, phải tươi ngon.
+ Khi mua thực phẩm phải tránh đế các loại thực phẩm ăn sống
(rau, quả) lẫn với thực phẩm cần phải qua nấu chín. Khi mua thực phẩm nếu nghi ngờ không đảm bảo chất lượng thì không mua.
 
Kết luận: Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc, v..v...
 
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
 
Hỏi: - Trong gia đình em thực phẩm được chế biến ở đâu?
 
+ Thực phẩm được chế biến tại nhà bếp.
 
Hỏi: - Em cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm?
+ Bàn bếp, dụng cụ làm bếp, quần áo, v..v...
 
Hỏi: - Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào?
GV bổ sung: Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn ở nhà bếp như thái thịt, cắt rau, chế biến đồ nguội... Nếu thức ăn không được nấu chín hay bảo quản chu đáo, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh gây ngộ độc cho người như tiêu chảy, đầy bụng, nôn mửa...
 
Hỏi: Em cho biết cách bảo quản các loại thực phẩm như SGK nêu: thực phẩm đã chế biến, đóng hộp, đồ khô? (phần 2 trang 78).
 
4. Thực phẩm đã chế biến: cho vào hộp kín để tủ lạnh (cũng chỉ để với thời gian ngắn không nên để lâu)
+ Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng.
+ Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm.
 
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm .
 
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
 
HS: Đọc phần l (SGK)
GV Phân tích:
 
Ta thấy có loại ngộ độc do mầm độc có sẵn trong thức ăn (mầm khoai tây, cá nóc, mật cá trám, nấm độc...) có loại do bất cẩn của con người vì chạy theo lợi nhuận đã làm cho thực phẩm bị nhiễm độc như sử dụng thuốc trừ sâu thuốc bảo vệ thực vật. phụ gia thực phẩm không tuân theo một nguyên tắc cần thiết và quan trọng khi chế biến thức ăn, chăm sóc cây trồng...
 
Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa là khi chế biến thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lượng thức ăn chế biến quá nhiều sử dụng không hết, bảo quản không tốt dẫn đến tình trạng thức ăn bị biến chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và phát triển làm hỏng thức ăn...
 
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
 
HS: - Đọc phần 2 (SGK) trang 79.
 
GV bổ sung:
 
- Cần giữ gìn vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp, thường xuyên lau chùi, cọ rửa sạch sẽ dụng cụ... Khi dùng xong cần rửa sạch, để ráo phơi khô các dụng cụ chế biến và bát đũa vào nơi qui định tránh gián, chuột bò vào...
 
- Khi mua sắm lựa chọn thực phẩm: rau, củ qua phải tươi ngon không bầm dập, sâu, úa... thịt cá phải tươi, không ươn, không có mùi và màu lạ.
 
- Khi chế biến dùng nước sạch để chế biến, nhất là rau quả ăn sống rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, rửa kỹ, gọt vỏ và bảo quản cẩn thận tránh ruồi, nhặng đậu vào.
 
- Không dùng các thực phẩm có mẩm độc: không ăn khoai tây mọc mầm, không ăn cá nóc, không ăn nấm lạ, thịt cóc khi làm không để gan, trứng, lòng dính vào đùi cóc.
 
Hỏi: Theo em thức ăn đã chế biến, cần bao quản như thế nào?
 
GV: + Sau khi chế biến xong cần phải bảo quản chu đáo, tránh để ruồi, chuột, kiến, gián bò vào. Thức ăn dùng không hết để bừa sau cho vào hộp đựng thức ăn đậy kín để tủ lạnh, không để thức ăn sống, chín vào tủ lạnh mà không gói kín.
Hỏi: Với thực phẩm đóng hộp như thịt. cá... bảo quản như thế nào?
GV: - Thực phẩm đóng hộp:
+ Không sử dụng đồ hộp đã quá thời hạn ghi ở trên hộp hoặc trên bao bì đóng gói, không sử dụng đồ hộp mà hộp đã bị rỉ, bị phồng đáy, nên để nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
+ Đối với thực phẩm khô: gạo, bột, đậu, lạc... phải phơi khô cất kỹ trong hộp kín. không ăn lạc đậu đã bị mốc.
 
Kết luận: Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế hiến và bảo quản, giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp trong quá trình chế biến, nấu chín và bảo quản thức ăn chu đáo.
 
♦ Tổng kết bài - dặn dò
 
- HS đọc phần "Ghi nhớ" SGK.
 
- Nêu câu hỏi củng cố bài:
 
+ Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
+ Biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm?
- HS đọc phần "Có thể em chưa biết" SGK.
- Dặn dò: HS đọc bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (SGK).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây