© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 7, bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

Thứ năm - 21/12/2017 04:28
Bài giảng Công nghệ 7, bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
      I. MỤC TIÊU:
         1. Kiến thức:
            _ Hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
            _ Nắm được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
         2. Kỹ năng:
            _ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
            _ Hình thành những kỹ năng chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
         3. Thái độ:
   Có ý thức trong việc chế biến và dự trữ.
      II. CHUẨN BỊ:
         1. Giáo viên:
            _ Hình 66. 67 SGK phóng to.
            _ Bảng con, phiếu học tập.
         2. Học sinh:
   Xem trước bài 39.
      III. PHƯƠNG PHÁP:
   Trực quan, đàm thoại, trao đổi nhóm.
      IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
         1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
         2. Kiểm tra bà cũ: ( 5 phút)
            _ Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như  thế nào?
            _ Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
         3. Bài mới:
            a. Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)
               Không phải loại thức ăn nào vật nuôi ăn cũng được hấp thụ do đó ta phải biết cách chế biến thức ăn để vật nuôi có thể hấp thụ tốt và để đảm bảo chất lượng thức ăn, ta phải biết cách bảo quản tốt. Vậy phương pháp chế  biến và bảo quản nào là phù hợp? Ta hãy vào bài mới.
            b. Vào bài mới:

* Hoạt động 1: Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
                 
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
9 phút _ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to mục I và cho biết:
+ Tại sao phải chế biến thức ăn?
+ Cho một số ví dụ nếu không chế biến thức ăn vật nuôi sẽ không ăn được.
+ Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
 
 
 
 
+ Cho ví dụ khi chế biến sẽ làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.
 
 
+ Cho ví dụ khi chế biến thức ăn sẽ làm giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.
+ Ví dụ về việc chế biến sẽ khử bỏ chất độc hại.
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
+ Mùa thu hoạch khoai, sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không thể sử dụng hết ngay. Vậy ta phải làm gì để khi vật nuôi cần là đã có sẵn thức ăn?
+ Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
 + Hãy cho một số ví dụ về cách dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
_ Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng.
_  1 học sinh đọc to và các em khác lắng nghe để trả lời các câu hỏi:
=> Vì một số thức ăn nếu không chế biến vật nuôi sẽ không ăn được.
=> Học sinh suy nghĩ cho ví dụ (đậu tương, cám..).
 
=> Nhằm mục đích: làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
=> Ví dụ: thức ăn chứa nhiều tinh bột đem ủ với men rượu, vẩy nước muối vào rơm, rạ cho trâu bò hay ủ chua các loại rau,…
=> Ví dụ: băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền hạt.
=> Ví dụ: rang, hấp đậu tương,.
_ Học sinh ghi bài.
 
=> Phải dự trữ để khi nào cần thì có dùng ngay.
=> Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
=> Học sinh suy nghĩ , cho ví dụ
_ Học sinh ghi bài.
I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Chế biến thức ăn:
    Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
 
 
 
 
2. Dự trữ thức ăn:
   Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
 
 
* Hoạt động 2: Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
                 
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
18 phút _ Giáo viên nêu: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau nhưng thường ứng dụng các kiến thức về vật lí, hóa học, vi sinh vật để chế biến.
_ Giáo viên treo hình 66, chia nhóm, yêu cầu nhóm quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình nào?
+ Bằng phương pháp hóa học biểu thị trên các hình nào?
+ Bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên các hình nào?
+ Vậy hình 5 biểu thị phương pháp nào?
_ Giáo viên sửa, bổ sung.
_ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và cho biết:
+ Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?
 
 
_ Giáo viên treo hình 67, nhóm cũ thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp ủ xanh?
 
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp làm khô?
 
 
 
_ Giáo viên yêu cầu nhóm thảo luận điền vào chỗ trống.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe.
 
 
 
 
_ Học sinh chia nhóm, thảo luận và cử đại diện trả lời:
 
=> Chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.
 
=> Phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.
=> Phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.
=> Hình 5 là phương pháp tổng hợp, sử dụng tổng hợp các phương pháp trên.
_ Học sinh lắng nghe.
_ 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và trả lời:
 
=> Có nhiều cách chế biến thức ăn như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, đường hóa, kiềm hóa, ủ, hấp, nấu, thức ăn hỗn hợp.
=> Nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời:
 
=> Có 2 phương pháp:
+ Làm khô.
+ Ủ xanh.
=> Dự trữ thức ăn bằng phương pháp ủ xanh: các loại rau, cỏ tươi xanh đem ủ trong các hầm ủ xanh từ đó ta được thức ăn ủ xanh.
=> Dự trữ thức ăn bằng phương pháp làm khô: phơi rơm, cỏ cho khô hay thái khoai, sắn thành lát rồi đem phơi khô,…
=> Nhóm  thảo luận và điền: làm khô – ủ xanh.
_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
   Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa, ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp.
 
 
 
 
 
 
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
   Thức ăn vật nuôi được dự trữ bằng phương pháp làm khô hoặc ủ xanh.
 
     
    4. Củng cố
: ( 3 phút)
               Tóm tắt nội dung chính của bài.
         5. Kiểm tra- đáng giá: ( 5 phút)
            I. Ghép số thứ tự từ 1-4 với các từ, cụm từ từ a-e.
         1. Cắt ngắn                                                   a. Hạt đậu
         2. Nghiền nhỏ                                               b. Thô xanh (cỏ, rau muống)
         3. Xử lí nhiệt                                                 c. Rơm, rạ
         4. Kiềm hóa                                                  d. Hạt ngô
                                                                              e. Khoai lang củ
            II. Hãy chọn câu trả lời đúng:
         1. Thức ăn loại củ, hạt, rơm được dự trữ ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ:
         a. Than              b. Điện              c. Mặt trời            d. Cả 3 câu a, b, c.
         2. Rau, cỏ tươi xanh được dự trữ bằng cách nào?
         a. Ủ xanh thức ăn        b. Dùng điện            c. Ủ lên men       d. Cả 2 a và b
         Đáp án:
            I. 1 – b, 2 – d, e,    3 – a,       4 – c
            II. 1 – d, 2 – a
         6. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)
            _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
            _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 40.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây