© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 9, lắp đặt mạng điện trong nhà: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.

Thứ ba - 26/12/2017 22:11
Bài giảng Công nghệ 9, lắp đặt mạng điện trong nhà: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Biết được công dụng, phân loại của một số đồng hồ đo điện.
- Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Hiểu được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện.
2. Kỹ năng.
Quan sát, tìm hiểu và phân tích.
3. Thái độ.
Say mê hứng thú ham thích môn học. Có ý thức tiết kiệm điện năng
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh một số đồng hồ đo điện , một số dụng cụ cơ khí thường dùng trong lắp đặt mạng điện. Một số đồng hồ đo điện : Vônkế, Ampe kế.....
- HS: Đọc và chuẩn bị bài mới, sưu tầm một số mẫu về đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí trong mạng điện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn đinh tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
            Câu hỏi: So sánh sự giống và khác nhau của dây dẫn điện và dây cáp điện ?
3. Bài mới.  
 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
   Họat động 1 : Tìm hiểu đồng hồ đo điện.
GV: Dựa trên việc khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh giáo viên đặt câu hỏi.
? Em hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trả lời.
GV: Bổ sung và đưa ra kết luận.
GV: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm vào phiếu học tập theo bảng 3 – 1 SGK.
HS: Hoạt động nhóm và trả lời phiếu học tập.
GV: So sánh phiếu học tập của các nhóm với kết quả của giáo viên làm.
? Vậy công dụng của đồng hồ đo điện là gì ?
HS: Trả lời và giáo viên kết luận lại
? Tại sao trên vỏ máy biến áp thường áp Ampe kế và Vôn kế ?
HS: Trả lời và giáo viên kết luận lại.
GV: Cho học sinh quan sát bảng 3 – 2 và bảng 3 – 3 SGK. Yêu cầu học sinh gấp sách lại và làm việc cá nhân.
HS: Thực hiện, trả lời, thảo luận dưa ra kết luận theo hướng dẫn của GV.
GV: Thống nhất, kết luận.
 

 
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm trang bị cho mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng và nghiên cứu tương tự như sách giáo khoa
GV: Yêu cầu mỗi nhóm giái thích kí hiệu trên mặt đồng hồ và cấp chính xác của đồng hồ đó.
I. Đồng hồ đo điện.
    1. Công dụng của đồng hồ đo điện.
 
- Một số đồng hồ đo điện thường dùng: Ampe kế, oátkế, công tơ........
 
 
- Bảng 3.1 sgk.
- Nhờ có đồng hồ đo điện chúng ta có thể biết tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được những nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện và đồ dùng điện.
 
 
-  Trên vỏ máy biến áp thường áp Ampe kế và Vôn kế để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện.
     2. Phân loại đồng hồ đo điện.
- Có nhiều loại.
- Chia theo đại lượng cần đo.
Đồng hồ đo điện Đại lượng cần đo Ký hiệu
Ampe kế Cường độ dòng điện A
Oátkế Công suất W
Vôn kế Điện áp V
Công tơ Đ. năng tiêu thụ của mạch điện KWh
Ômkế Điện trở mạch điện
Đồng hồ vạn năng Điện áp, dòng điện, điện trở  
     3. Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện.
* Ví dụ: Trên mặt đồng hồ có ghi ( bảng 2 sgk )
Hoạt động 2 : Tìm hiểu dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
GV: Cho học sinh làm việc theo từng cặp làm bài tập điền tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí vào ô trống trong bảng 3 – 4 SGK.
HS: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
HS: Trình bày, thảo luận và  nêu ý kiến  bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
   II. Dụng cụ cơ khí.
     a. Thước: Dùng để đo kích thước, khoảng cách cần lắp đặt điện.
     b. Thước cặp
     c. Panme
     d. Tuốc nơ vít
     e. Búa :
     g. Cưa :
     h. Kìm :
     i. Máy khoan

4. Củng cố.
 Giáo viên cho học sinh đọc mục ghi nhớ của bài.
(?) Công dụng của đồng hồ đo điện là ?
(?) Cho học sinh đọc lại các ký hiệu trên mặt đồng hồ.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây