© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 6)

Thứ năm - 29/09/2016 05:02
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 
Sau khi học xong bài HS:
 
• Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc.
• Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.
• Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
• Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý.
 
A. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
 
1. Chuẩn bị nội dung
 
Sách giáo khoa, sách GV; tài liệu tham khảo GV cần sưu tầm cách sử dụng và bảo quản trang phục.
 
2. Phân bố bài giảng
 
Tiết 1 và 2: I Sử dụng trang phục
Tiết 3: II Bảo quản trang phục.
 
Trọng lâm của bài là giúp HS biết cách sử dụng trang phục hợp lý, phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc. Biết cách kết hợp giữa các trang phục hiện có góp phán tiết kiệm chi tiêu mua sắm.
 
3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

• Tranh ảnh, mẫu vật
* Bảng ký hiệu trang phục
 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 
1. Giới thiệu bài mới
 
Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lý làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kỹ thuật để giữ được vẻ đẹp và độ bền của quần áo. Nói đến đây, nghĩ tới câu nói đã có từ xa xưa mà ở nhà chắc các em đều đã được nghe ông bà, bố mẹ mỗi khi nhắc nhở các em giữ gìn đồ dùng trong nhà: “của bền tại người”. Câu nói thật có ý nghĩa với nội dung bài học hôm nay.
 
I. Sử dụng trang phục
 
1. Cách sử dụng trang phục
 
GV: Có thể đưa ra 1 tình huống sử dụng trang phục chưa hợp ]ý, không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh... để nói lên tác hại của việc sử dụng chưa đúng đồng thời gây hứng thú cho HS tìm hiểu cách sử dụng trang phục.
 
Ví dụ: I- Khi lao động đất cát, bẩn... em lại mặc chiếc áo trắng.
 
2- Khi đến dự một đám tang người thân của bạn mà em lại mặc áo may ô hoặc mặc một chiếc áo hay một chiếc váy ngắn hoa văn, màu sắc chói trang, loè loẹt.
 
GV: Kết luận: Các em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng một yêu cầu quan trọng là các em phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội.
 
a. Trang phục phù hợp với hoạt động
 
GV: Nêu sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động.
 
- Hàng ngày trong mọi hoạt động nếu chúng ta không biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cành và điều kiện sinh hoạt thì sẽ dẫn đến:
+ Khi làm việc sẽ không được thoải mái (nếu lao động mà mặc quần áo đẹp thì sẽ ra sao?).
 
+ Dễ bị hiểu lầm chúng ta là người không hiểu và không biết vận dụng hợp lý trang phục, không hiếu về thẩm mĩ trong sử dụng trang phục.
 
+ Không biết tiết kiệm.
 
Hỏi: - Em hiểu thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động?
 
- Em hãy kể những hoạt động thường ngày của các em:
 
GV: Các em sẽ nêu các hoạt động của mình ở nhà và ở trường. GV hướng vào các hoạt động chính các em tham gia để cùng lựa chọn trang phục.
 
* Trang phục đi học
 
Hỏi: Khi đi học các em mặc như thế nào?
 
GV: - Trang phục đi học các em mặc đồng phục của trường theo mùa (nóng và lạnh) vào những ngày qui định, đồng phục được may rộng thoải mái để HS dễ vận động.
- Trang phục đi học thường được may bằng vải pha có màu sắc nhã nhặn (trắng, xanh, tím hoặc xanh lá cây sẫm), kiểu may đơn giản, dễ mặc.
 
* Trang phục đi lao động
 
Hỏi: Khi đi lao động chúng ta nên mặc như thế nào? Tại sao?
 
GV: - Khi tham gia lao động dù công việc nặng hay nhẹ chúng ta đều phải chọn quần áo mặc thoải mái, màu sẫm để khi làm việc không sợ bẩn.
 
- Ngoài ra ta cần chọn vật dụng phù hợp đi kèm như mũ, nón, dép, giày vải...
 
HS: - Gọi 1em làm bài tập tìm từ thích hợp trong ngoặc điền vào khoảng trống ở SGK.
 
- Đáp án:  + Vải sợi bông mặc mát vì dễ thấm mồ hôi
+ Màu sẫm: vì không sợ bẩn dính vào quần áo
+ Đơn giản, rộng để dễ hoạt động
+ Đi dép thấp hoặc đi giày bata để đi lại vững vàng, dễ làm việc.
 
* Trang phục đi dự lễ hội, lễ tán
 
Hỏi: Em có thể mô tả trang phục lễ hội của dân tộc mà em biết?
 
GV: - Trang phục lễ hội của Việt Nam tiêu biểu là chiếc áo dài dân tộc. Ngoài ra từng dân tộc từng vùng miền đều có trang phục lễ hội riêng: như ở vùng Kinh Bắc có áo dài tứ thân; lễ phục của mỗi dân tộc một khác (dân tộc Tày, Nùng, Thái...).
- Trang phục lễ tân (còn gọi là lễ phục) là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể.
 
Hỏi: Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan... em thường mặc như thế nào?
GV: - Khi đi chơi, đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ nên ăn mặc đẹp, có thể kiểu cách, làm đáng một chút để tôn vẻ đẹp.
 
- Khi được mời đi dự buổi mít tinh, lễ hội quan trọng thì dứt0 khoát các em phải ăn mặc như thế nào để thể hiện mình là con người có văn hóa, lịch sự, đồng thời thể hiện sự tôn trọng người khác cùng chính là để người khác tôn trọng mình.
 
- Khi đi chơi với bạn thì các em nên mặc giản dị không nên mặc quá diện mà nên mặc sao cho nhã nhặn để hòa đồng cùng các bạn, để tránh gây mặc cảm cho bạn.
 
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc
 
HS: 1 em HS đọc bài "Bài học về trang phục của Bác" ở phần bài đọc và rút ra nhận xét về cách sử đụng trang phục.
 
GV: Gợi ý cho HS suy nghĩ và thảo luận bài đọc
 
* Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác Hồ mặc như thế nào?
 
(Đi thăm đền Đô - Bắc Ninh vào đầu năm 1946, khi đồng bào mới qua khỏi nạn đói năm 1945, còn rất nghèo khổ, rách rưới, bác Hồ mặc bộ kaki nhạt màu, dép cao su con hổ rất giản dị).
 
Hỏi: Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại "bắt các đồng chí" cùng đi phải về mặc comlê, carvat nghiêm chỉnh"?
 
GV: Vì đây là một công việc trang trọng, thể hiện sự tôn trọng, quý mến khách và bày tỏ lòng hiếu khách của dân tộc Việt Nam mà Bác Hồ thay mặt nhân dân đón tiếp.
 
Hỏi: Vì sao Bác đã nhắc nhở bác Ngô Từ Vân khi bác mặc com lê, carvat áo cổ hồ cứng, giầy da bóng lộn... để đón Bác.
 
GV: - Hướng cho HS tự rút ra kết luận:
 
+ Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc của mình.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây