© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 7)

Thứ năm - 29/09/2016 05:04
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 2)
♦ Kiểm tra bài cũ
 
Vì sao sử dụng trang  phục phải phù hợp với môi trường và công việc?
 
♦ Bài mới
 
2. Cách phối hợp trang phục
 
GV nêu 2 lình huống:
 
- Tình huống 1: Em có 5 bộ quần áo để mặc khi đi học, đi chơi... Lúc sử dụng em máy móc cho là bộ nào phải đi với bộ đó.
- Tình huống 2: Còn bạn em cũng có 5 bộ quần áo tương tự nhưng mọi người vẫn thấy trang phục của bạn khá phong phú.
 
Hỏi: Vậy qua 2 trường hợp cô vừa nêu thì em có nhận xét gì vé sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục? Tại sao trang phục của bạn lại phong phú?
 
GV: - Do bạn đã biết phối hợp áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục kia một cách hợp lý, có tính thẩm mĩ.
- Phối hợp có tính hợp lý và thẩm mĩ là quan tâm đến sự hợp lý, hài hòa của màu sắc và hoa văn.

a.) Phối hợp vải hoa văn với vải trơn
 
GV: hướng dẫn HS quan sát hình 1.11 (SGK) về phối hợp vải hoa văn và vải trơn của quần.
- Áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo. Không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau, không nên mặc quần và áo có kẻ khác nhau cả về màu sắc và dòng kẻ (áo kẻ ô karô to nhỏ, quần kẻ dọc sọc).
 
GV: Đưa một số mẫu tranh ảnh quần áo hoặc các mẫu vải đã chuẩn bị sẵn để HS làm bài tập "ghép" thành bộ - để HS quan sát nên hay không nên khi ghép bộ và rút ra nhận xét.
GV: hoặc có thể để HS nhắc lại nguyên tắc kết hợp (SGK).
 
- Để có sự phối hợp hợp lý, không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa và vải khác nhau, vải hoa hợp với vải trơn hơn với vải kẻ karô hoặc vải kẻ sọc. Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa.
 
b. Phối hợp màu sắc
 
GV: - Giới thiệu vòng màu trong hình 1.12 (SGK)
 
- Chúng ta quan sát trên bảng màu ở SGK. Trong bảng màu thể hiện có 3 màu cơ bản đó là Đỏ - Vàng - Xanh. Từ 3 màu cơ bản này tùy mức độ pha trộn giữa 2 màu cơ bản số lượng màu thiên về màu cơ bản nào thì sẽ cho màu tiếp theo có màu đó làm chủ đạo. ví dụ:

+ Màu đỏ và màu vàng là 2 màu nguyên chất khi pha tỷ lệ màu đỏ nhiều thì cho màu đỏ cam, màu đỏ bằng màu vàng thì cho màu da cam, và màu đỏ ít, màu vàng nhiều cho màu vàng cam.
+ Cũng như vậy khi kết hợp màu vàng với xanh sẽ cho màu xanh lục, lục và vàng lục; hay màu đó với xanh sẽ cho màu tím đỏ, tím và xanh tím.
 
Hỏi: Qua bảng màu và các cách phối màu ở hình 1.12 (SGK) em hãy nêu thí dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp:
 
+ Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.
VD: Xanh nhạt và xanh sẫm (hình 1,12a); Tím nhạt và tím sẫm; vàng cam nhạt và đỏ cam sẫm;...

+ Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu
VD: Vàng và vàng lục (hình 1.12b: lục và xanh lục. tím và xanh tím, xanh và xanh tím...

+ Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu
VD: Cam và xanh (hình 1.12c); đỏ và lục; đỏ cam và xanh lục: xanh tím và vàng cam...

+ Riêng với màu trắng và màu đen có thể kết hợp với bất kỳ màu nào khác (hình 1. 12d): Đỏ và đen, xanh và trắng, trắng và đỏ... Hỏi: Vậy theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào?

GV : - Không nên mặc quần áo có 2 màu tương phản nhau (xanh và đỏ: tím và vàng ...)
- Không nên mặc cả quần và áo có màu sắc quá sặc sỡ (cùng đỏ hoặc cùng vàng... )
 
GV: Kết luận:
 
- Việc phối hợp màu sắc trong may trang phục là rất quan trọng bởi màu sắc khi kết hợp hợp lý không những góp phần tôn vẻ đẹp của trang phục cũng như vẻ đẹp của người sử dụng mà còn thể hiện người sử dụng trang phục có cái nhìn thẩm mĩ, có sự hiểu biết về mĩ thuật hội họa...
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây