© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 8)

Thứ năm - 29/09/2016 05:06
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 3)
♦ Kiểm tra bài cũ
 
En cho biết ý nghĩa và cách phối hợp trang phục khi sử dụng?
 
♦ Bài mới
 
II. Bảo quản trang phục
 
♦ Giới thiệu bài mới
 
GV: ở bài học trước các em đã biết cách sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lý, phù hợp với môi trường và công việc. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật.
 
Hỏi : Vì sao cần phải bảo quản trang phục? Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật.
 
I. Giặt, phơi
 
GV: Công việc giặt quần áo hàng ngày được thực hiên hằng hai cách là giặt bằng máy và giặt bằng tay. Giặt bằng máy thì không phải nhà nào cũng làm, nên thông dụng nhất vẫn là giặt bằng tay.
 
Hỏi : Ở nhà các em đã tham gia công việc giặt quần áo giúp đỡ bố mẹ.
Vậy em hãy kể quá trình giặt quần áo diễn ra như thế nào?
Hỏi: Em cho biết khi giặt quần áo cần chú ý những điểm gì?

GV: Nhận xét 2 câu trả lời của HS và nhân xét, nêu công việc phải thực hiện khi giặt quần áo theo trình tự:

+ Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo và túi quần ra.
+ Tách quần áo sáng màu và quán áo màu sẫm, dễ phai ra làm 2 loại giặt riêng.
+ Ngâm quần áo trong nước lã trước khi vò xà phòng khoảng 10-15 phút.
+ Vò kỹ xà phòng (chú ý vò kỹ cổ áo, cửa tay, gấu quần...). Sau đó ngâm từ 15-30 phút.
+ Giũ nhiều lần bằng nước sạch.
+ Vắt kỹ và phơi.
 
Hỏi: Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch?
+ Để cho hết xà phòng.
 
HS: - 1 em đọc các từ trong khung và đoạn văn trong sách giáo khoa.
 
HS làm việc cá nhân (ghi vào giấy nháp) tìm các từ hoặc nhóm từ trong bảng và điền vào chỗ trống để hoàn thiện qui trình giặt tại gia đình.
GV: Gọi từ 1 - 2 em HS đọc phần bài làm của mình. Các bạn góp ý và bổ sung bài làm của bạn.

Đáp án: Trình tự các từ điền vào chỗ trống đoạn văn lần lượt như sau:

Lấy - tách riêng - vò - ngâm - giũ - nước sạch - chất làm mềm vải - phơi - bóng râm - ngoài nắng - mắc áo - cặp quần áo.

GV: Có thể giới thiệu sơ qua qui trình giặt bằng máy

+ Lấy các đồ còn sót trong túi áo - quần.
+ Tách quần áo màu sáng, mầu sẫm dễ phai và áo lụa để riêng.
+ Vò xà phòng trước những chỗ bẩn như cổ áo, cửa tay... sau đó mới cho vào máy giặt và cho máy chạy (vận hành theo qui trình).
+ Khi phơi cũng chú ý như khi phơi quần áo giặt tay.
 
2. Là (ủi)
 
GV: Là (ủi) là một công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi.
- Các loại quần áo may bằng vải sợi bông (cotton), lanh (line), tơ tằm (silk) cần là thường xuyên vì sau khi giặt thường hay bị nhăn.
- Các loại quần áo may bằng vải sợi tổng hợp thì không cần thiết là thường xuyên mà chỉ cần là sau vài lần giặt.
 
a. Dụng cụ là
 
Hỏi: Em kể tên những dụng cụ dùng để là quần áo ở gia đình.
 
+ Bàn là, bình phun nước, cầu là.
 
GV: + Ngoài ba dụng cụ trên còn có loại bàn là dùng bằng than trước dây thường thấy ở các hiệu giặt là quần áo thuê. Bàn là dùng than nặng hơn bàn là dùng điện, được đặt lên bếp than.
+ Có thể có gia đình không có bàn cầu là ta dùng chăn dạ gấp gọn dùng để là.
 
b. Qui trình là quần áo
 
GV: Khi là quần áo điều mà chúng ta cần quan tâm tới là nhiệt độ mà vải sợi may quần áo có khả năng chịu nhiệt độ điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là cho phù hợp.
Các loại vải sợi bông (cotton) có thể để ở nhiệt độ cao, vải sợi pha để ở nhiệt độ trung bình, vải sợi tổng hợp để ở nhiệt độ thấp...
 
- Khi là nên là quần áo chịu nhiệt thấp sau đó nâng dần lên ở nhiệt độ cao với loại quần áo vải sợi bông.
- Thao tác là: là theo chiều dọc sợi vải, đưa bàn là đều tay, không để bàn là lâu ở một chỗ sẽ dễ bị hằn vết là hoặc cháy vải.
- Đối với một số loại vải như tơ tằm, vải sợi bông nên phun nước hoặc làm ẩm trước khi là để là cho dễ phẳng.
- Để tránh hiện tượng hằn vết là trên quần áo (nhất là vải màu) nên đặt khăn phin mỏng lên quần áo rồi mới là.
- Khi là xong để bàn là vào nơi qui định, khi bàn là còn nóng không được cuốn dây vòng quanh bàn là.
 
c. Ký hiệu giặt, là
 
GV: Trên phần lớn quần áo mav sẵn ta thường thấy đính cúc mảnh vải nhỏ trên đó có ghi thành phần sợi dệt và ký hiệu qui định chế độ giặt, là để người sử dụng tuân theo tránh hỏng sản phẩm.
(Treo bảng ký hiệu giặt, là và hướng dẫn HS đọc). 
 
HS: Gọi HS nhận dạng các ký hiệu và đọc ý nghĩa của các ký hiệu.
GV: Đưa một số mẫu vải trên có ghi các ký hiệu giặt, là mà GV và HS sưu tầm để HS quan sát và đọc.
 
3. Cất giữ
 
- Quần áo sau khi giặt phơi khô phải cất giữ ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ, những quần áo thường xuyên sử dụng để riêng từng loại.
- Những quần áo chưa dùng đến nhất là loại áo ấm mùa rét phải được phơi khô và cất giữ cẩn thận trong túi nilon để tránh gián cắn và dễ bị ẩm mốc sẽ làm hỏng quần áo.
 
♦ Tổng kết, dặn dò
 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK và hướng dẫn vận dụng.
- Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị
 
Bài 5: Thực hành: ôn một số mũi khâu cơ bản.
+ Vải trắng hoặc màu: 2 mảnh vải có kích thước 8cmxl5cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cmx15cm.
+ Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ thêu màu.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây