© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, môn Công Nghệ 8

Thứ bảy - 24/12/2022 09:06
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, môn Công Nghệ 8
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, môn Công Nghệ 8. Đề cương bao gồm 67 câu trắc nghiệm. Mời các em cùng luyện ôn tập để thi tốt học kì 1 nhé!
Câu 1. Vật liệu kim loại được chia làm:
A. Kim loại đen, kim loại màu.
B. Kim loại đen, chất dẻo.
C. Kim loại màu, chất dẻo.
D. Chất dẻo, cao su.

Câu 2. Vật liệu phi kim loại được chia làm:
A. Kim loại đen, kim loại màu.
B. Kim loại đen, chất dẻo.
C. Kim loại màu, chất dẻo.
D. Chất dẻo, cao su.

Câu 3. Thành phần chủ yếu của kim loại đen là:
A. Sắt và nhôm.             B. Sắt và cacbon.
C. Cacbon và nhôm.       D. Nhôm và đồng.

Câu 4. Thép có tỉ lệ cacbon:
A. < 2,14%                     B. ≤ 2,14%
C. > 2,14%                     D. ≥ 2,14%

Câu 5. Gang có tỉ lệ cacbon:
A. < 2,14%                     B. ≤ 2,14%
C. > 2,14%                     D. ≥ 2,14%

Câu 6. Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, gang được chia làm mấy loại?
A. 2             B. 3             C. 4             D. 5

Câu 7. Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, thép được chia làm mấy loại?
A. 2             B. 3             C. 4             D. 5

Câu 8. Đâu không phải là tính chất của kim loại màu?
A. Khả năng chống ăn mòn thấp.
B. Đa số có tính dẫn nhiệt.
C. Dẫn điện tốt.
D. Có tính chống mài mòn.

Câu 9. Chất dẻo được chia thành mấy loại?
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 10. Cao su được chia thành mấy loại?
A. 2             B. 3             C. 4             D. 5

Câu 11. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?
A. 2             B. 3             C. 4             D. 5

Câu 12. Căn cứ vào đâu để chia nhóm vật liệu cơ khí?
A. Nguồn gốc.
B. Cấu tạo.
C. Tính chất.
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 13. Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí?
A. Tính cứng.                 B. Tính dẫn điện.
C. Tính dẫn nhiệt.           D. Tính chịu axit.

Câu 14. Tính chất nào là tính chất hóa học của vật liệu cơ khí?
A. Tính cứng.                 B. Tính dẫn điện.
C. Tính dẫn đúc.             D. Tính chịu axit.

Câu 15. Tính chất nào là tính chất vật lí của vật liệu cơ khí?
A. Tính cứng                  B. Tính dẫn điện
C. Tính chống ăn mòn     D. Tính chịu axit.

Câu 16. Tính chất nào là tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí?
A. Tính cứng                  B. Tính dẫn điện
C. Tính hàn.                   D. Tính chịu axit.

Câu 17. Trong cơ khí đặc biệt quan tâm 2 tính chất nào?
A. Cơ học và hóa học.
B. Cơ học và công nghệ.
C. Vật lí và công nghệ.
D. Vật lí và hóa học.

Câu 18. Dụng cụ cơ khí được chia thành mấy nhóm?
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 19. Để đo chiều dài, dùng dụng cụ:
A. Thước lá, thước cuộn.
B. Thước lá, ke vuông.
C. Thước cuộn, thước đo góc vạn năng
D. Thước đo góc vạn năng, ke vuông.

Câu 20. Để đo góc, dùng dụng cụ:
A. Thước lá, thước cuộn.
B. Thước lá, ke vuông.
C. Thước cuộn, thước đo góc vạn năng
D. Thước đo góc vạn năng, ke vuông.

Câu 21. Thước lá có chiều dày:
A. 0,3 – 0,9 mm              B. 0,6 – 1,2 mm
C. 0,9 – 1,5 mm              D. 1,2 – 1,8 mm

Câu 22. Thước lá có chiều rộng:
A. 5 – 15 mm                  B. 10 – 25 mm
C. 10 – 20 mm                D. 5 – 20 mm

Câu 23. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Thước lá.
B. Thước cuộn.
C. Ke vuông.
D. Thước đo góc vạn năng.

Câu 24. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Thước lá.
B. Thước cuộn.
C. Ke vuông.
D. Thước đo góc vạn năng.

Câu 25. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Thước lá.
B. Thước cuộn.
C. Ke vuông.
D. Thước đo góc vạn năng.

Câu 26. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Cờ lê.               B. Ê tô
C. Mỏ lết               D. Kìm

Câu 27. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Tua vít             B. Cờ lê
C. Kìm                  D. Mỏ lết

Câu 28. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Cờ lê.               B. Ê tô
C. Mỏ lết               D. Kìm.

Câu 29. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Cờ lê.               B. Ê tô
C. Mỏ lết               D. Kìm.

Câu 30. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Búa                  B. Cưa
C. Đục                  D. Dũa

Câu 31. Hãy cho biết đây là dụng cụ gì?

A. Búa                  B. Cưa
C. Đục                  D. Dũa

Câu 32. Dụng cụ tháo, lắp gồm:
A. Mỏ lết, cờ lê, ê tô.
B. Mỏ lết, tua vít, cờ lê.
C. Mỏ lết, kìm, cờ lê.
D. Cờ lê, tua vít, ê tô.

Câu 33. Dụng cụ kẹp chặt gồm:
A. Mỏ lết, cờ lê.              B. Mỏ lết, ê tô.
C. Kìm, mỏ lết.               D. Kìm, ê tô.

Câu 34. Dụng cụ gia công gồm:
A. Búa, cưa, tua vít, kìm.
B. Cưa, đục, kìm, dũa.
C. Búa, cưa, đục, dũa.
D. Kìm, ê tô, tua vít, dũa.

Câu 35. Tua vít dùng để:
A. Tháo, lắp ốc vít.
B. Tạo lực đập.
C. Cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép,…
D. Tạo độ nhẵn bóng trên bề mặt

Câu 36. Cưa dùng để:
A. Tháo, lắp ốc vít.
B. Tạo lực đập.
C. Cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép,…
D. Tạo độ nhẵn bóng trên bề mặt

Câu 37. Búa dùng để:
A. Tháo, lắp ốc vít.
B. Tạo lực đập.
C. Cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép,…
D. Tạo độ nhẵn bóng trên bề mặt

Câu 38. Trong các phần tử sau đây, phần tử nào không phải là chi tiết máy?
A. Mảnh vỡ máy             B. Bu lông
C. Đai ốc                        D. Khung xe đạp

Câu 39. Theo công dụng, chi tiết máy được chia làm mấy loại?
A. 2             B. 3             C. 4             D. 5

Câu 40. Các chi tiết máy thường được lắp ghép với nhau theo mấy kiểu?
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 41. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối ghép động?
A. Các chi tiết có thể xoay.
B. Các chi tiết có thể trượt.
C. Các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau.
D. Các chi tiết có thể ăn khớp với nhau.

Câu 42. Nhóm chi tiết máy có công dụng chung là:
A. Đai ốc, lò xo, khung xe đạp.
B. Bánh răng, kim máy khâu, bu lông.
C. Trục khuỷu, bu lông, đai ốc.
D. Bánh răng, đai ốc, lò xo.

Câu 43. Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng là:
A. Trục khuỷu, lò xo, khung xe đạp.
B. Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp.
C. Bánh răng, lò xo, đai ốc.
D. Kim máy khâu, lò xo, bu lông.

Câu 44. Mối ghép cố định chia làm mấy loại?
A. 2             B. 3             C. 4             D. 5

Câu 45. Mối ghép cố định là mối ghép:
A. Không có chuyển động tương đối với nhau.
B. Có thể xoay, trượt.
C. Có thể ăn khớp với nhau.
D. Có thể lăn.

Câu 46. Mối ghép nào sau đây là mối ghép tháo được:
A. Ren, then, đinh tán.
B. Then, vít, hàn.
C. Vít, ren, chốt.
D. Đinh tán, ren, hàn.

Câu 47. Mối ghép nào sau đây là mối ghép không tháo được:
A. Ren, đinh tán.            B. Đinh tán, then.
C. Hàn, đinh tán.            D. Hàn, chốt.

Câu 48. Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định:
A. Trục và cánh quạt.
B. Quai nồi và thân nồi.
C. Bản lề cửa
D. Bộ xilanh tiêm

Câu 49. Cấu tạo mối ghép đinh tán gồm mấy phần?
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 50. Chi tiết ghép của mối ghép đinh tán là:
A. Các chi tiết có dạng tấm.
B. Đinh vít.
C. Bu lông.
D. Đinh tán.

Câu 51. Thân đinh tán có dạng:
A. Hình chữ nhật.           B. Hình vuông
C. Hình trụ                     D. Hình tam giác

Câu 52. Mũ đinh tán có dạng:
A. Hình trụ và hình chỏm cầu.
B. Hình chỏm cầu và hình nón cụt.
C. Hình nón cụt và hình trụ.
D. Hình trụ và hình chữ nhật.

Câu 53. Để tạo mối ghép đinh tán, thực hiện mấy bước?
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 54. Để tạo mối ghép đinh tán, bước “Luồn thân đinh tán qua lỗ” là bước thứ:
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 55. Để tạo mối ghép đinh tán, bước “Khoan lỗ trên chi tiết được ghép” là bước thứ:
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 56. Để tạo mối ghép đinh tán, bước “Dùng búa tán đầu còn lại” là bước thứ:
A. 1             B. 2             C. 3             D. 4

Câu 57. Mối ghép đinh tán có đặc điểm?
A. Mối ghép chịu được nhiệt độ cao.
B. Mối ghép chịu được tác dụng hóa chất.
C. Mối ghép tạo được độ kín khít, cao.
D. Mối ghép chịu lực nhỏ.

Câu 58. Mối ghép bu lông gồm:
A. Chi tiết được ghép, vòng đệm, vít cấy.
B. Chi tiết được ghép, vòng đệm, bu lông.
C. Chi tiết được ghép, vòng đệm, đinh vít.
D. Chi tiết được ghép, đai ốc, đinh vít.

Câu 59. Mối ghép vít cấy gồm:
A. Chi tiết được ghép, vòng đệm, vít cấy.
B. Chi tiết được ghép, vòng đệm, bu lông.
C. Chi tiết được ghép, vòng đệm, đinh vít.
D. Chi tiết được ghép, đai ốc, đinh vít.

Câu 60. Mối ghép đinh vít gồm:
A. Chi tiết được ghép, vít cấy.
B. Chi tiết được ghép, bu lông.
C. Chi tiết được ghép, đinh vít.
D. Chi tiết được ghép, đai ốc.

Câu 61. Mối ghép bu lông dùng để ghép các chi tiết:
A. Có chiều dày quá lớn.
B. Có chiều dày không lớn.
C. Chịu lực nhỏ.
D. Không tháo lắp được.

Câu 62. Mối ghép vít cấy dùng để ghép các chi tiết:
A. Có chiều dày quá lớn.
B. Có chiều dày không lớn.
C. Chịu lực nhỏ.
D. Không tháo lắp được.

Câu 63. Mối ghép đinh vít dùng để ghép các chi tiết:
A. Có chiều dày quá lớn.
B. Có chiều dày không lớn.
C. Chịu lực nhỏ.
D. Không tháo lắp được.

Câu 64. Mối ghép pít-tông – xi lanh có mặt tiếp xúc là:
A. Mặt phẳng.                B. Mặt trụ tròn.
C. Mặt tam giác.             D. Mặt vuông.

Câu 65. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là:
A. Mặt phẳng.                B. Mặt trụ tròn.
C. Mặt tam giác.             D. Mặt vuông.

Câu 66. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt thuộc:
A. Khớp tịnh tiến.           B. Khớp quay.
C. Khớp cầu.                  D. Khớp vít.

Câu 67. Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động:
A. Khác nhau.                B. Giống hệt nhau.
C. Gần giống nhau.         D. Đáp án khác.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây