© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn giảng Đạo đức lớp 1 - Bài 6. Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị

Thứ bảy - 17/10/2020 05:26
Soạn giảng Đạo đức lớp 1 - Bài 6. Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị
Hướng dẫn soạn giảng Đạo đức lớp 1 - Bài 6. Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị, Chủ đề 3. QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH, trong bộ sách: Đạo đức 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Chủ đề 3. QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

Bài 6. LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ

I. MỤC TIÊU:

- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.
- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

II. CHUẨN BỊ

GV:
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),…
- Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Khởi động
- Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên”
- GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại được khen ngoan ngoãn?
- HS suy nghĩ, trả lời.
* Kết luận: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mến.
HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày.

2. Khám phá
Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị
- GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?”
- GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết:
- Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu).
- Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.
- Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.
- Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?
- HS suy nghĩ, trả lời.
* Kết  luận:  Lễ  phép,  vâng  lời  là  thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp.

3. Luyện tập
Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm
- GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao?
- HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh.
- Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2.
- Mặt mếu: việc làm ở tranh 3.
- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2.
- Việc làm ở tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố.
- Việc làm ở tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ.
- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3.
- Việc làm ở tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời.
- GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận.
* Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em chia sẻ với bạn những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị.

4. Vận dụng
Hoạt động 1. Xử lí tình huống
- GV chia HS theo nhóm đôi để phù hợp với hai nhân vật trong các tình huống ở mục Luyện tập trong SGK. GV nêu rõ yêu cầu của từng tình huống, cho HS nhắc lại lời mẹ và chị gái (giai đoạn này HS chưa tự đọc được lời thoại).
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, trao cho nhóm đạo cụ để đóng vai.
- GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn nào đóng vai mà em thích nhất? Vì sao? (tránh chê, cần khen ngợi, động viên HS).
- GV có thể đưa ra thêm các phương án trả lời để HS thảo luận, ví dụ:
Tình huống 1:
- Con đang xem ti-vi mà mẹ!
- Mẹ bảo anh (chị) làm đi!
- Con xem xong đã!
- Vâng ạ! Con làm ngay ạ!

Tình huống 2:
- Mặc kệ em!
- Chị cứ đi ngủ đi!
- Em vẽ xong đã!
- Vâng! Em cất ngay đây ạ!

- HS cả lớp nêu ý kiến: Lời nói nào thể hiện sự lễ phép, vâng lời? Lời nói nào chưa thể hiện sự lễ phép vâng lời? Vì sao?
(Hành động vào lời nói: “Vâng ạ! Con làm ngay ạ!”; “Vâng! Em cất ngay đây ạ!” thể hiện lễ phép, vâng lời. Những lời nói còn lại thể hiện chưa vâng lời, chưa lễ phép).
- HS chia sẻ những việc mình đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
- GV khen ngợi và chỉnh sửa.
* Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn…

Hoạt động 2. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị
- GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. Đồng thời gợi ý
 
- HS đóng vai xử lí các tình huống giả định ở mục Luyện tập hoặc các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày… nhằm giúp HS cùng nhau rèn luyện thói quen tốt.
* Kết luận: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm cụ thể.
Thông điệp: ………….
Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
- HS hát


- HS trả lời

- HS quan sát tranh


- HS trả lời


- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe

- Học sinh trả lời


- HS tự liên hệ bản thân kể ra.


- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS chọn


- HS lắng nghe

- HS chia sẻ


- HS nêu


- HS lắng nghe


- HS thảo luận và nêu


- HS lắng nghe


- HS lắng nghe
 

 
- HS nêu


- HS trình bày


 HS nhận xét


- HS lắng nghe
 

- HS nêu ý kiến


- HS chia sẻ


- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
 

- HS thực hiện


- HS lắng nghe

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây