© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập thi học kì 1, môn Địa Lí 11

Chủ nhật - 19/12/2021 10:56
kiem tra hoc ki 1 Dia li 11
kiem tra hoc ki 1 Dia li 11
Đề cương ôn tập thi học kì 1, môn Địa Lí 11. Nội dung thi tự luận và trắc nghiệm đều có trong đề cương này.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ 11

Câu 1: Nêu đặc trưng và tác động của của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế- xã hội thế giới? 1 câu TN
- Đặc trưng: sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
+ Bốn công nghệ trụ cột:
• Công nghệ sinh học.
• Công nghệ vật liệu.
• Công nghệ năng lượng.
• Công nghệ thông tin.
- Tác động: + Làm xuất hiện nhiều ngành mới( trong lĩnh vực CN và dịch vụ)
                   + Làm chuyển dịch cơ cấu KT mạnh mẽ
                   + Hình thành nền KT tri thức: là nền KT dựa trên tri thức, kĩ thuật, CN cao.

Câu 2: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tòan cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế? Hệ quả khu vực hóa kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế?  2 câu TN
* Biểu hiện:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh: tốc dộ tăng trưởng của thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền KT thế giới(WTO)
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác, chi phối nhiều ngành KT.
* Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Đẩy nhanh đầu tư
- Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo
* Hệ quả khu vực hóa kinh tế:
a. Mặt tích cực:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
- Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
b. Mặt tiêu cực: Đặt ra không ít vấn đề như tự chủ về KT, quyền lực quốc gia.

Câu 3: Vấn Đề về Dân Số, môi trường? 2 câu TN
a. Bùng nổ dân số:
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau TK XX
- Bùng nổ dân số chủ yếu ở các nước đang phát triển chiếm 80% dân số và 95% gia tang.
- Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với phát triển kinh tế, tài nguyên, môi trường, và chất lượng cuộc sống.
b. Già hoá dân số:
- Dân số thế giới đang có xu hướng già đi:
+ Tuổi thọ trung bình tăng.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm
+ Tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày càng cao
- Tập trung chủ yếu ở nhóm nước phát triển
- Hậu quả: Thiếu lao động, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.
c. Dân số tăng nhanh gây hậu quả gì đến kinh tế xã hội?
+khó khăn trong việc giải quyết việc làm, sắp xếp lao động
+Làm giảm GDP và các chỉ tiêu kinh tế  theo đầu người………
d. Vấn Đề môi trường;
Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu - Nhiệt độ khí quyển tăng

- Mưa axít
- Thải khí CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính
- Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt.
- Băng tan
- Mực nước biển tăng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất
Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt
Suy giảm tầng ôdôn Tầng ô-dôn bị thủng, kích thước lỗ thủng ngày càng lớn Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải khí CFCs, SO2 Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thuỷ sinh Cắt giảm lượng CFCs trong sinh hoạt và sản xuất
Ô nhiễm nguồn nước ngọt và đại dương - Ô nhiễm nguồn nước ngọt nghiêm trọng
- Ô nhiễm nguồn nước biển
- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt

- Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ
- Thiếu nguồn nước sạch
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh
- Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải
- Đảm bảo an toàn hàng hải
Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái bị
biết mất
Khai thác thiên nhiên quá mức, thiếu hiểu biết trong sử dụng tự nhiên - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu
- Mất cân bằng sinh thái
- Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên
- Có ý thức bảo vệ tự nhiên
- Khai thác sử dụng hợp lí

Câu 4: Trình bày vấn đề tài nguyên thiên nhiên của châu phi, Tây Nam Á? Một số vấn dề Tây Nam Á, Trung Á? Kĩ năng làm việc với bảng số liệu 3 câu TN, ½ câu TL
* Vấn đề tài nguyên thiên nhiên của châu phi, Tây Nam Á
a. Châu Phi:
- Khí hậu đặc trưng: Khô nóng.
- Cảnh quan đa dạng: xa van, hoang mạc và bán hoang mạc.
- Sông, hồ: Sông Nin, hồ Victoria
- Tài nguyên:
+ Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương → cạn kiệt
+ Rừng chiếm diện tích khá lớn. → Tài nguyên bị cạn kiệt môi trường bị tàn phá
b. Tây Nam Á:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên… tập trung ở vùng vịnh Péc-xich.
* Một số vấn đề Tây Nam Á, Trung Á
a. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á:
TÂY NAM Á TRUNG Á
- Diện tích: Khoảng 7 triệu km­2.
- Dân số: Gần 323 triệu người.
- Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi
- Tôn giáo: Đạo Hồi
- TNTN: chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên,... tập trung nhiều ở vịnh Péc-xich.
- Đặc điểm khác: Có nền văn minh cổ đại rực rỡ, khí hậu khô nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.
- Diện tích: 5,6 triệu km2.
- Dân số: Hơn 61 triệu người.
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á- Âu, không tiếp giáp với đại dương; có vị trí chiến lược quan trọng
- TNTN: Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc; khoáng sản đa dang, phong phú: dầu mỏ, kim loại màu, kim loại quý,...
- Đặc điểm khác: là nơi từng có con đường tơ lụa đi qua; đa dân tộc, mật độ dân số thấp.

b. Vai trò về cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á:
- Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều có trữu lượng dầu mỏ lớn. Riêng Tây Nam Á gần 50% trữ lượng dầu mỏ lớn thế giới.
- Tuy thuận lợi nhưng cũng có khó khăn.
c. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, và nạn khủng bố
Thực trạng:
  - Nạn khủng bố.
  - Xung đột giữa người Ả-rập và Do Thái.
  - Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
Nguyên nhân:
-Do tranh chấp quyền lực; đất đai, nguồn nước, môi trường sống
-Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi
Hậu quả:
- Gây mất ổn định khu vực
- Gia tăng tình trạng nghèo đói
-Ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới
Giải pháp: cần triệt tiêu các nguồn phát sinh mất ổn định.

Câu 6: Trình bày đặc điểm lãnh thổ, và vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Hoa Kì? Dân cư Hoa Kì? Công nghiệp? 3 câu TN và 1 câu TL
a. Lãnh thổ, vị trí địa lý:
* Lãnh thổ: Gồm: - Phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ
                              - Bán đảo A-la-xca
                              - Quần đảo Ha-oai
       + Phần đất trung tâm Bắc Mĩ: 8 triệu km2
Đông - Tây: 4500km
Bắc - Nam: 2500km
=> Thuận lợi giao thông, sản xuất
             
               
* Vị trí địa lý:
- Nằm ở bán cầu Tây
- Tiếp giáp với Canada, Mĩ La Tinh
- Tiếp giáp với 2 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây dương
* Ý nghĩa: - Không bị chiến tranh tàn phá
                  - Thuận lợi giao lưu với các nước
* Điều kiện tự nhiên:
Sự phân hóa lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ:
a. Vùng phía Tây:
- Địa hình: Gồm các dãy núi cao chạy song song theo hướng Bắc-Nam bao bọc các cao nguyên và bồn địa.
- Khí hậu: Cận nhiệt đới và ôn đới hải dương; hoang mạc và bán hoang mạc khô hạn.
- Tài nguyên thiên nhiên: + Giàu khoáng sản kim loại màu: vàng, đồng, chì,...
                + Tài nguyên năng lượng phong phú
                + Diện tích rừng tương đối lớn( các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương)
b. Vùng phía Đông:
- Địa hình: Gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương; dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000-1500m, sườn thoải, thung lũng rộng cắt ngang.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa ở phía Bắc, Cận nhiệt đới ở phía Nam; lượng mưa tương đối lớn.
- Tài nguyên: Quặng sắt, than đá với trữ lượng lớn, thủy năng phong phú.
c. Vùng trung tâm:
- Địa hình: Phần phía tây và phía bắc là gò đồi thấp và đồng cỏ rộng lớn; phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu: Phía Bắc: khí hậu ôn đới; Ven vịnh Mê-hi-cô: khí hậu nhiệt đới.
- Tài nguyên: Khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn: than đá, quặng sắt ở phía Bắc; dầu mỏ, khí tự nhiên ở bang Tếch-dát và ven vịnh Mê-hi-cô.
Bán đảo A-la-xca và quần đảo H-oai:
- A-la-xca: Chủ yếu là đồi núi, trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ 2 của Hoa Kì.
- Ha-oai: Tiềm năng lớn về hải sản rất lớn.
b. Đặc điểm dân cư của Hoa Kì:
* Gia tăng dân số:
- Dân số đông đứng thứ 3 thế giới
- Dân số tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư.
→ Đem lại vốn tri thức, lực lượng lao động cho Hoa Kì mà không cần phải chi phí đầu tư.
- Dân số có xu hướng già hóa
* Thành phần dân cư:
- Đa dạng, phức tạp: + Nguồn gốc Châu Âu: 83%
                                  + Nguồn gốc Châu Phi: 10%
                                  + Nguồn gốc Châu Á và Mĩ La-tinh: 6%
                                  + Nguồn gốc Anh điêng: 1%
* Phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng Đông Bắc, ven biển, đồng bằng.
- Chuyển dân cư từ vùng Đông Bắc đến phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
- Tỉ lệ dân thành thị cao
c. Công nghiệp:
- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì
- Giá trị sản lượng công nghiệp giảm
- Gồm 3 nhóm ngành:
+ CN chế biến: để chế biến và xuất khẩu
+ CN điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện,…
+ CN khai khoáng: đứng đầu thế giới về phốtphát, môlipđen; thứ 2 về vàng, bạc, đồng,…; thứ 3 về dầu mỏ
- Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại (vùng Phía Nam và ven Thái Bình Dương): hàng không-vũ trụ,điện tử,…
- Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống ( vùng Đông Bắc): luyện kim, đóng tàu, hóa chất,…

Câu 7: Trình bày sự ra đời và phát triển của Liên Minh Châu Âu? Vị trí của EU trong nền KT thế giới? Thị trường chung Châu Âu? Kĩ năng làm việc với bảng số liệu? 3 câu TN và ½ câu TL
a. Sự ra đời và phát triển của Liên Minh Châu Âu
-1951: Cộng đồng Than-Thép Châu âu
-1957: Cộng đồng kinh tế châu Âu
-1958: Cộng đồng nguyên tử châu âu
-1967: Cộng đồng Châu Âu
-1993: Liên minh châu âu
- Các thành viên ngày càng tăng : 27 thành viên (2007) hiện tại có 28 thành viên
b. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
* EU- một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- EU đứng đầu thế giới về GDP (31%).
- EU chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới
* EU- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP cao (26,5%)
- Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản (37,7%; 26,5%).
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
c. Thị trường chung Châu Âu:
* Tự do lưu thông:
- 01/01/1993, EU thiết lập thị trường chung
- Với 4 mặt tự do lưu thông:
+ Tự do di chuyển: gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc
+ Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,...
+ Tự do lưu thông hàng hóa: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung Châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng
+ Tự do lưu thông tiền vốn: các giao dịch thanh toán bị bãi bỏ, các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối
* Ý nghĩa của tự do lưu thông:
- Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
- Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khã năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
* Euro- đồng tiền chung EU
- 1999, EU sử dụng đồng tiền chung ơ-rô
- Lợi ích: + Nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường chung
                + Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn
                + Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
                + Đơn giản hóa công tác kế toán.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây