© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì II, Khoa học 5 (Đề số 2)

Thứ bảy - 20/04/2019 12:08
Đề kiểm tra học kì II, môn Khoa học 5, gồm có hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. Có đáp án.
I- TRẮC NGHIỆM: Học sinh khoanh vào một trong các chữ cái a, b, c, d của ý đúng nhất (đối với câu 1-13)
1. Đồng có tính chất gì?
A. Cứng, có tính đàn hồi.            
B. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
C. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
D. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
 
2. Sự biến đổi hoá học là gì ?
A. Sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
B. Sự biến đổi từ chất này thành chất khác.       
C. Sự chuyển thể của một chất từ thể này sang thể khác.
 
3. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch ?
A. Nước đường          
B. Nước chanh (đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với đường và nước sôi để nguội.
C. Nước bột sắn (pha sống)         
 
4. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì ?
A. Sự thụ phấn                         
B. Sự thụ tinh                      
C. Sự kết hợp của nhị và nhuỵ
 
5. Dòng nào sau đây toàn là những động vật đẻ con ?
A. lợn, bò, chó, chim, hổ, báo         
B. lợn, bò, chó, cá, gà, báo     
C. lợn, bò, chó, mèo, báo, chuột.
 
6. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành gì?
A. Cơ thể mới                         B. Trứng                      C. Phôi
 
7. Loài vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa?
A. Mèo                       B. Voi                         C. Ngựa           
D. trâu                         E. Chó            G. Lợn
 
8. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái.
B. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
C. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn, con người cứ việc sử dụng thoải
 
9. Dòng nào sau đây toàn là những vật cách điện?
A. Thủy tinh, bìa, cao su, nhôm, nhựa.                       
B. Sứ, cao su, thủy tinh, gỗ khô, sắt.
C. Thủy tinh, bìa, cao su, gỗ khô, sứ, nhựa.
 
10. Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là:
A. Đài hoa và cánh hoa.          B. Nhụy và nhị.          
C. Đài hoa và bao phấn           D. Nhụy hoa và cánh hoa.
 
11. Cá heo là động vật:
A. Đẻ trứng                             B. Đẻ con
 
12. Hổ con được hổ mẹ dạy cách săn mồi sau khi được:
A. 2 tuần tuổi             B. 2 tháng tuổi   C. 3 tháng tuổi                      D. 3 tuần tuổi
 
13.  Ếch thường đẻ trứng vào thời gian nào?
A. Đầu mùa xuân                    B. Đầu mùa hạ                       
C. Đầu mùa thu                       D. Đầu mùa đông
 
14. Nối ý ở cột A đúng với ý ở cột B
A B
Tài nguyên thiên nhiên Vị trí
1. Không khí a. Dưới lòng đất
2. Các loại khoáng sản b. Trên mặt đất
3. Sinh vật, đất trồng, nước c. Bao quanh trái đất
 
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy nêu những việc cần làm để tránh lãng phí điện?
Câu 2. Nhôm có tính chất gì?
Câu 3. Ruồi là con vật có ích hay có hại, em hãy viết sơ đồ chu trình sinh sản của ruồi?
Câu 4. Em cần làm những gì để bảo vệ môi trường?
Câu 5. Em hãy kể tên một số cây có thể mọc lên từ thân (rễ, lá) của cây mẹ?

 

-------------------------------

ĐÁP ÁN


I. TRẮC NGHIỆM
1. D 2. B 3. C 4. A 5. C 6. A 7. G
8. B 9. C 10. B 11. B 12. B 13. B 14. 1-c; 2-a; 3-b
 
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy nêu những việc cần làm để tránh lãng phí điện?
Ta cần sử dụng điện một cách hợp lí, tránh lãng phí. Để tránh lãng phí điện cần chú ý:
- Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi
- Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện).
 
Câu 2. Nhôm có tính chất gì?
Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
 
Câu 3. Ruồi là con vật có ích hay có hại, em hãy viết sơ đồ chu trình sinh sản của ruồi?
Ruồi là con vật có hại.
chu trinh sinh san cua ruoi
Ruồi đẻ ra trứng. Trứng ruồi nở ra dòi (ấu trùng). Dòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi.
 
Câu 4. Em cần làm những gì để bảo vệ môi trường?
- Không vứt rác bừa bãi, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải.
- Đắp ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
- Sử dụng bọ rùa để tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng là một biện pháp sinh học góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
- Luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
 
Câu 5. Em hãy kể tên một số cây có thể mọc lên từ thân (rễ, lá) của cây mẹ?
Cây sắn, khoai, mía, trầu, lá bỏng,..

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây