© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt Địa Lí 10, Bài 7. Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Thứ sáu - 10/07/2020 04:58
Học tốt Địa Lí 10, Bài 7. Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Tóm tắt kiến thức cơ bản, hướng dẫn giải bài tập và trả lời câu hỏi, bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10, Bài 7. Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
I. Cấu trúc của Trái Đất
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Lớp Lớp nhỏ Độ sâu Thành phần vật chất
1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ đại dương đến 5 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá badan.
Vỏ lục địa đến 70 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá granit, tầng đá badan.
2. Lớp Manti Manti trên 15 - 700 km Tầng trên cùng là vật chất ở trạng thái cứng (gọi là thạch quyển). Dưới là lớp mềm, quánh dẻo (là nơi sinh ra các hoạt dộng kiến tạo).
Manti dưới 700 - 2.900 km
3. Nhân Trái Đất Nhân ngoài 2.900 - 5.100 km 50000C; 1,3 - 3,1 triệu atm Vật chất ở trạng thái lỏng.
Nhân trong 5.100- 6.370 km 3,0 - 3,5 triệu atm Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hoá học chủ yếu là Ni, Fe.
Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, nên người ta thường gộp cả vỏ Trái Đất với phần trên của lớp Manti gọi chung là thạch quyển.

II. Thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Quan sát hình 7.1 (trang 25 - SGK), mô tả cấu trúc của Trái Đất.
- Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp.
a) Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ đại dương (đến 5 km) và vỏ lục địa (đến 70 km).
b) Lớp Manti: gồm Manti trên (lừ 15 đến 700 km) và Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).
c) Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

2. Quan sát hình 7.2 (trang 26 - SGK), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Vỏ lục địa phân bố ở các lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 đến 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km); cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.
- Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 - 10 km; không có lớp đá granit.

3. Dựa vào hình 7.3 (trang 27 - SGK), cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?
- 7 mảng lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.

4. Quan sát hình 7.4 (trang 28 - SGK), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
- Tiếp xúc tách giãn: Tạo ra các sóng núi ngầm ở đại dương.
- Tiếp xúc dồn ép: Tạo ra các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
1. Dựa vào hình 7.1 (trang 25 - SGK) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
Lớp Lớp nhỏ Độ dày Đặc điểm
1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ đại dương đến 5 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá badan.
Vỏ lục địa đến 70 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá granit, tầng đá badan.
2. Lớp Manti Manti trên 15 - 700 km Tầng trên cùng là vật chất ở trạng thái cứng (gọi là thạch quyển). Dưới là lớp mềm, quánh dẻo (là nơi sinh ra các hoạt dộng kiến tạo).
Manti dưới 700 - 2.900 km
3. Nhân Trái Đất Nhân ngoài 2.900 - 5.100 km 50000C; 1,3 - 3,1 triệu atm Vật chất ở trạng thái lỏng.
Nhân trong 5.100- 6.370 km 3,0 - 3,5 triệu atm Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hoá học chủ yếu là Ni, Fe.

2. Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
- Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, Mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm ca những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa....

V. TRẮC NGHIỆM
1. Từ nhân ra ngoài, cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự có các lớp:
A. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa.
B. Nhân, vỏ lục địa, vỏ dại dương, bao Manti.
C. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương.
D. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương.

2. Bộ phận lớp vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá theo thứ tự từ ngoài vào trong là:
A. Trầm tích, badan, granit.
B. Granit, trầm tích, badan.
C. Badan, trầm tích, granit.
D. Trầm tích, granit, badan.

3. Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm:
A. Có một ít tầng granit.
B. Có một ít tầng trầm tích.
C. Không có tầng đá trầm tích.
D. Không có tầng granit.

4. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc bao Manti:
A. Chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.
B. Thường lộ ra ở dưới đáy đại dương.
C. Vật chất ở trạng thái rắn
D. Lớp trên được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau.

5. Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo:
A. Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách ra do các đứt gãy.
B. Hiện nay đã ngừng dịch chuyển.
C. Gồm bộ phận lục địa nổi và cả vùng lớn của đáy đại dương.
D. Dịch chuyển được là nhờ hoạt động của các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên.

ĐÁP ÁN

1. C   2. D    3. A     4. B    5. B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây