© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 (Đề số 07)

Thứ tư - 28/09/2016 02:52
Câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 (Đề số 07), có đáp án
1. Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
 
A.C5H12

B. C3H8

C. C4H10

D. C6H14
 
2. Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết xích - ma và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1: 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
 
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
 
3. Hợp chất X có công thức phân tử C9H16. Khi cho X tác dụng với H2 dư có xúc tác Ni Thu được hỗn hợp có công thức cấu tạo sau:
 

 
Cau hoi trac nghiem hoa hoc 12














cau hoi trac nghiem hoa hoc 12









4. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O . Hai hiđrocacbon có công thức phân tử là

 
A. C2H6 và C3H8

B. CH4 và C2H6

C. C2H4và C3H6

D. C3H8 và C4H10
 
5. Ankan Y mạch nhánh có công thức đcm giản nhất là C2H5. Tên của Y là
 
A. 2-metylbutan
B. isopentan
C. 2-metylpropan
D. butan
 
6. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon X và Y kế tiếp nhau trong cùng dãy đăng. Sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc, khối lượng tăng 5,04 gam và bình 2 đựng Ca(OH)2 khối lượng tăng 8,8 gam. X và Y là hiđrocacbon nào sau đây:
 
A. C2H6 và C3H8

B. C2H4 và C3H6

C. C2H2 và C3H4

D. C3H8 và C4H10

7. Gốc CnH2n+1- được gọi là
 
A. Gốc hiđrocacbon
B. Gốc metyl
C. Gốc ankyl
D. Gốc hiđrocacbon hóa trị I
 
8. Để tinh chế CH4 có lẫn các tạp chất CO2 , SO2, H2O ta có thể sử dụng hóa chất
 
A. Dung dịch Br2 và dung dịch Ca(OH)2
B. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4
C. Dung dịch H2SO4 và dung dịch Br2
D. Dung dịch CuSO4 trong NH3
 
9. Tên gọi của chất hữu cơ X có CTCT:


 cau hoi trac nghiem hoa hoc 12






A. 1 metyl- 5 - etylxiclohexan
B. 5 etyl - 1 - metylxiclohexan
C. 1-metyl-3-metylxiclohexan
D. 1-etyl-3-metylxiclohexan 
 
10. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol ankan A trong khí clo vừa đủ. Sảp phẩm cháy sục qua dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 22,96 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử của A là
 
A. CH4
B. C3H8
C. C2H6
D. C4H10
 
11. Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, thu được 2,241ít CO2(đktc) và 2,7g H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng là?
 
A. 4,48 lít.
B. 3,92 lít.
C. 5,60 lít.
D. 2,8 lít
 
12. Trộn hai thể tích bằng nhau của C3H8và O2 rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Sau phản ứng làm lạnh hỗn hợp (để hơi nước ngưng tụ) rồi đưa về điều kiện ban đầu. Thể tích hỗn hợp sản phẩm khi ấy (VS) so với thể tích hồn hợp ban đầu (Vđ) là
 
A Vs = Vđ
B. Vs > Vđ
C. Vs = 0,5 Vđ
D.Vs : Vđ = 7:10
 
13. Chất nào sau đây không phải là đồng phân của các chất còn lại ?
 
A. 3,3-đimetylbutan.
B. 2,2-đimetylbutan.
C. 2-metylbutan.
D. 3-metylpentan
 
14. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp nhiều xicloankan thu được (a + 10) gam H2O và (a + 36) gam CO2. Giá trị của a là
 
A. 10 gam
B. 8 gam
C. 6 gam
D. 7 gam
 
15. Ankan và xicloankan có điểm giống nhau nào sau đây?
 
A. Công thức chung CnH2n, tham gia phản ứng thế, cộng, tách, oxi hóa.
B. Có cấu tạo cacbon mạch thẳng, tham gia phản ứng thế, oxi hóa, cộng
c. Có liên kết đôi trong phân tử, có phản ứng cộng mở vòng với H2, Br2, axit.
D. Chỉ có liên kết đơn trong phân tử và đều tham gia phản ứng thế, tách, oxi hóa.
 
16. Khi xảy ra tai nạn của phương tiện vận chuyển trên biển, xăng dầu thường
 
1. Lan rộng nhanh gây ô nhiễm môi trường biển.
2. Nổi lên mặt biển và dễ gây hỏa hoạn trên biển.
3. Không tan trong nước biển mà tạo một lớp trên bề mặt không cho khí oxi tan trong nước.
4. Khu trú ở một vùng biển hẹp.
5. Tan trong nước biển gây ô nhiễm trong môi trường biển.


Nhận xét đúng là?
 
A. 1,2,4
B. 2,3,4
C. 1,2,3
D. 1,3,5
 
17. Không nên dùng nước dể dập tắt đám cháy xăng, dầu vì:
 
A. Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lan rộng và tiếp tục cháy.
B. Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
C. Xăng, dầu không tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
D. Xăng, dầu tan trong nước hơi nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
 
18. Cặp ankan nào sau đây trong phân tử đều có chứa cacbon bậc III?
 
A. C6H14, CH4
B. C5H12, C2H6
C. C5H12, C4H10
D. C4H10, C3H8
 
19. Ở điều kiện thích hợp, butan có phản ứng hóa học với chất nào sau đây tạo thành dẫn xuất chứa oxi?
 
A. Brom khan
B. Khí oxi
C. Dung dịch KMnO4
D. Nước brom
 
20. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tách?
 
cau hoi trac nghiem hoa hoc 12
 







21. Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
 
A. 66,67%.
B. 25,00%.
C. 50,00%.
D. 33,33%.
 
22. Cho các hiđrocacbon sau đây phản ứng với clo theo tỉ lệ 1:1 về số mol, trường hợp nào tạo thành nhiều sản phẩm đồng phân nhất?
 
A. neopentan
B. pentan
C. etylxiclopentan
D. Isopentan
 
23. Khi cracking hoàn toàn 3,08g propan thu được hỗn hợp khí X (gồm các hiddrocacbon). Cho X sục chậm vào 250 ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Brmất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí ở đktc và có tỷ khối so với CH4 là 1,25. Nồng độ mol Br2 và V có giá trị là
 
A. 0,14 M và 2,352 lít
B. 0,04 M và 1,568 lít
C. 0,04 M và 1,344 lít
D. 0,14 M và 1,344 lít
 
24. Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6 mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hểt 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm về sổ mol của C4H6 trong T là:
 
A. 9,091%.
B. 16,67%.
C. 22,22%.
D. 8,333%.
 
25. Crackinh hoàn toàn một ankan X chỉ thu được sản phẩm gồm 2 hiđrocacbon. X có thể là
 
A. neopentan
B. isopentan
C. pentan
D. butan
 
26. Crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được 3 thể tích hỗn hợp Y. Lấy 6,72 lít Y (đkc) làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
 
 A.0,6
B.0,2
C.0,3
D.0,1
 
27. Crackinh V lít butan được hỗn hợp X gồm 5 hiđrocacbon. Trộn X với H2 tỉ lệ thể tích tương ứng 3:1 thu được hỗn hợp Y, dẫn Y qua xúc tác Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp z gồm 4 hiđrocacbon không làm mất màu dung dịch brom có thể tích giảm 25% so với Y. Hiệu suất phản ứng crackinh butan là
 
A. 80%
B. 25%
C. 50%
D. 75%

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 07
 
1.A 2.C 3.B 4.A 5.C 6.A 7.C 8.B 9.D 10.B
11.B 12.D 13.C 14.B 15.D 16.C 17.A 18.C 19.B 20.C
21.C 22.C 23.A 24.A 25.A 26.B 27.C        
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây