Câu hỏi mở đầu: Một ngọn nến đang cháy, làm thế nào để ngọn đến tắt mà không cần thổi nến?
Trả lời:
Một ngọn nến đang cháy, để ngọn đến tắt mà không cần thổi nến ta chỉ cần dừng cung cấp không khí cho ngọn nến bằng cách úp chặt một chiếc cốc thuỷ tinh (hoặc lọ thuỷ tinh) trùm lên.
1. Vai trò của không khí đối với sự cháy
Hoạt động trang 21.
Chuẩn bị: 3 cốc nến, 1 lọ thủy tinh to, 1 lọ thủy tinh nhỏ, 3 đế phẳng, diêm. Trước khi làm thí nghiệm hãy quan sát hình 1 và dự đoán ngọn nến nào sẽ cháy lâu nhất, ngọn nến nào sẽ tắt nhanh nhất.
Tiến hành: Thắp ba ngọn nến như nhau được đặt trên đế và úp lọ thủy tinh to, nhỏ vào hai cốc nến như hình 1.
- Quan sát thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của em là đúng hay sai. Giải thích kết quả quan sát được.
- Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về vai trò của không khí đối với sự cháy.
Trả lời:
- Ngọn nến a cháy lâu nhất, ngọn nến b tắt nhanh nhất.
- Nhận xét: không khí có vai trò duy trì sự cháy.
2. Vai trò của không khí đối với sự sống
Hoạt động 1: Để tay trước mũi ngậm miệng lại rồi hít vào thở ra như hình 2a. Lấy tay bịt mũi, ngậm miệng lại như hình 2b.
- Em cảm thấy thế nào trong mỗi trường hợp?
- Em có nhận xét gì về vai trò của không khí đối với sự sống của con người?
Trả lời:
- Trong trường hợp 2a không có thay đổi, trường hợp 2b em cảm thấy khó chịu và không chịu được lâu.
- Không khí có vai trò duy trì sự sống của con người.
Hoạt động 2: Quan sát hình 3.
- Hãy dự đoán: Nếu đậy kín cây ở hình 3a và lọ đựng con gián ở hình 3b thì sau một thời gian cây và con gián sẽ như thế nào?
- Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của không khí đối với sự sống của sinh vật.
Trả lời:
- Sau một thời gian cây và con gián sẽ chết.
- Nhận xét: Không khí có vai trò duy trì sự sống của sinh vật (con người, động vật, thực vật).
Câu hỏi: Quan sát hình 4.
- Giải thích vì sao trong các nhà kính trồng rau thường có cửa thông khí.
- Người ta sục không khí vào bể cá cảnh để làm gì?
Trả lời:
- Nhà kính trồng rau thường có của thông khí để điều hoà không khí, nhiệt độ; cung cấp đầy đủ không khí cho cây cối trong nhà kính, đảm bảo cây phát triển mạnh, năng suất cao.
- Sục không khí vào bể cá để cung cấp không khí cho cá, duy trì sự sống cho cá.
Câu hỏi 2: Lấy ví dụ khác về vai trò của không khí đối với sự sống.
Trả lời:
- Lắp hệ thống quạt nước trong đầm nuôi tôm.
- Sử dụng bình nén khí oxygen khi lặn dưới biển.
- Sử dụng bình oxygen cho bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp…
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Hoạt động trang 23: Quan sát hình 5.
- Hãy chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Các nguyên nhân trên là con người hay tự nhiên gây ra?
Trả lời:
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
a - Ô nhiễm không khí do khói bụi từ các phương tiện giao thông.
b - Ô nhiễm không khí do cháy rừng.
c - Ô nhiễm không khí do rác thải sinh hoạt.
d - Ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy.
- Các nguyên nhân a, c, d do con người gây ra; nguyên nhân b có thể do con người hoặc tự nhiên gây ra. Cụ thể: cháy rừng do đốt rừng làm nương, rẫy là nguyên nhân do con người; cháy rừng tự nhiên do nắng nóng là nguyên nhân do tự nhiên.
Câu hỏi trang 23: Kể hoạt động khác gây ô nhiễm không khí mà em biết.
Trả lời:
Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí:
- Đốt rừng làm nương, rẫy …
- Khai thác ong rừng gây cháy rừng.
- Đốt than hoa, than củi khi đun nấu, sản xuất …
- Đốt rơm, rạ sau thu hoạch.
4. Bảo vệ bầu không khí trong lành
Hoạt động 1: Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể mắc bệnh gì về mắt và đường hô hấp?
Trả lời:
Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể mắc bệnh về mắt và đường hô hấp như: mắt bị đỏ; cảm giác bỏng rát; mắt chảy nước; đổ nhiều ghèn; cảm giác mắt bị khô, có sạn; thị lực suy giảm do mắt chảy nước và ngứa; các phản ứng viêm đường hô hấp trên; viêm đường hô hấp dưới; nhiễm trùng đường hô hấp; hen suyễn; ....
Hoạt động 2: Vì sao cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành?
Trả lời:
Cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành vì không khí duy trì sự sống của con người, bầu không khí có sạch thì mới giảm tỉ lệ mắc các loại bệnh về mắt và hô hấp ở con người.
Hoạt động 3: Quan sát hình 6 và cho biết việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
Trả lời:
- Việc nên làm:
b - Vệ sinh lớp học.
c - Trồng cây xanh.
- Việc không nên làm:
a - Đốt rơm, rạ sau thu hoạch.
d - Dùng than hoa để đun nấu.
Câu hỏi 1: Hãy chọn phương án thích hợp để vận động những người xung quanh em cùng thực hiện bảo vệ bầu không khí trong lành.
a) Sử dụng phương tiện giao thông nào ít gây ô nhiễm không khí: xe buýt, xe đạp, tàu điện, xe máy?
b) Việc
không nên làm là:
- Đi vệ sinh không đúng nơi quy định.
- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm cuối tuần.
- Đổ rác nơi công cộng.
- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
Trả lời:
a) Sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm môi trường như: xe buýt, xe đạp, tàu điện. (chú ý: xe buýt, tàu điện là các phương tiện công cộng).
b) Việc
không nên làm là: Đi vệ sinh không đúng nơi quy định.
Câu hỏi 2: Kể những việc làm em đã làm để bảo vệ bầu không khí trong lành và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
Trả lời:
Các việc em đã làm để bảo vệ bầu không khí trong lành:
- Trồng cây xanh: giúp bầu không khí trong lành.
- Đổ rác, đi vệ sinh đúng nơi quy định: giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng: Góp phầm làm giảm lượng khí thải.
Em có thể trang 24: Giải thích được vì sao ở đầm nuôi tôm cá người ta thường có hệ thống sục không khí vào nước (Hình 7).
Trả lời:
Không khí duy trì sự sống của sinh vật, vì thế ở đầm nuôi tôm, cá thường có hệ thống sục không khí vào nước để duy trì sự sống cho tôm cá.