© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời, bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Chủ nhật - 18/02/2024 03:41
Giải Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời, bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí - Trang 49, .., 53
Mở đầu trang 48. Không khí ở xung quanh chúng ta, em có biết không khí chứa chất gì không? Không khí cũng rất dễ bị ô nhiễm do tác động của thiên nhiên và con người. Vậy tính chất và sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Biện pháp nào để bảo vệ môi trường không khí?
Trả lời:
- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxyen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.
- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật, làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.
- Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: xây dựng các hệ thống xử lí khí thải, sử dụng nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ. Hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân , trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền vận động con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí…

Câu hỏi thảo luận 1 trang 48. Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?
Trả lời:
Trong các bản tin dự báo thời tiết, thường có dự báo về độ ẩm của không khí. Điều đó chứng tỏ trong không khí có chứa hơi nước.
Dưới tác động của gió và ánh sáng mặt trời, lượng nước từ các sông hồ ao suốt, biển, đại dương có thể bốc hơi và bay vào không khí. Nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh và hỗn loạn khiến lượng hơi nước phát tán vào không khí càng nhiều hơn. Đây chính là cơ chế chính của việc hình thành độ ẩm trong không khí.

Câu hỏi thảo luận 2. Quan sát biểu đồ hình 10.2, em hãy cho biết không khí là một chất hay hỗn hợp nhiều chất.
Trả lời:
Không khí là hỗn hợp nhiều chất bao gồm có nitrogen, oxygen, carbon dioxide, argon. hơi nước và một số chất khí khác.

Câu hỏi thảo luận 3. Không khí có duy trì sự cháy và sự sống không? Vì sao?
Trả lời:
Không khí có duy trì sự cháy và sự sống. Bởi vì trong không khí có chứa oxygen, mà chính oxygen duy trì sự cháy và sự sống.

Câu hỏi thảo luận 4. Tỉ lệ thể tích khí oxygen và nitrogen trong không khí là bao nhiêu?
Trả lời:
Tỉ lệ thể tích khí oxigen và nitrogen trong không khí lần lượt là 21% và 78%

Câu hỏi thảo luận 5. Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thuỷ tinh vào ngọn nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.
Trả lời:
Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến đang cháy thì ngọn nến không tiếp tục cháy, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.

Câu hỏi thảo luận 6. Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh tăng lên.
Giải thích:
Khi úp ống thủy tinh lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa sẽ làm nóng không khí trong ống thủy tinh lên, không khí nở ra, áp suất trong cốc tăng đẩy không khí tràn ra khỏi miệng cốc. Khi nến bắt đầu lụi dần, nhiệt độ không khí trong ống thủy tinh giảm xuống về bình thường, không khí co lại và chiếm ít không gian trong ống thủy tinh hơn. Cộng thêm sự thất thoát một lượng không khí lúc đầu nên áp suất trong ống thủy tinh giảm. Áp suất ngoài cốc cao hơn đẩy nước vào trong cốc chiếm chỗ.
Lý do thay đổi thể tích do đốt cháy hết O2 nên nước vào chiếm chỗ O2 bị đốt cháy hết là không đáng kể, bởi phản ứng đốt cháy ở đây sinh ra CO2, thể tích O2 bị mất đi thì thể tích CO2 sinh ra cũng với tỉ lệ ngang nhau. Nước ngừng dâng khi áp suất trong và ngoài được cân bằng. Nếu đổ ít nước thì khi kéo hết nước bên ngoài, không khí sẽ tiếp tục được đẩy vào trong cốc, bạn sẽ thấy nước trong cốc sủi bọt lên. Nến tắt do hết O2 và CO2 sinh ra nặng chìm xuống phía dưới.

Câu hỏi thảo luận 7. Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.
Trả lời:
Như đã giải thích ở trên, nước vào ống thủy tinh để chiếm chỗ O2 bị đốt cháy hết. quan sát hình ta thấy lượng nước vào ống thủy tinh chiếm khoảng 1/5 thể tích ống, tương đương với 20% thể tích ống. Vậy lượng oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí trong ống. Hay chính là phần trăm thể tích của oxygen chiếm khoảng 20%, tương đối đúng với thể tích oxi trong không khí là 21% trong biểu đồ 10.2.

Câu hỏi thảo luận 8. Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống
Trả lời:
Vai trò của không khí trong cuộc sống là:
Không khí duy trì sự sống cho các loài cây cối, động vật trên trái đất
Không khí là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất khí nito, oxi để phục vụ cho các ngành công nghiệp lớn
Không khí ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.

Câu hỏi thảo luận 9. Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? Không khí lúc đó có đặc điểm gì?
Trả lời:
Em đã từng ở trong khu vực bị ô nhiễm
- Dấu hiệu nhận biết không khí bị ô nhiễm:
+ Có mùi khó chịu
+ Xuất hiện hiện tượng sương mù giữa ban ngày
+ Chất lượng không khí đục, không nhìn rõ
+ Da và mắt thấy khó chịu ứng, hô hấp khó khăn

Câu hỏi thảo luận 10. Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra
Trả lời:
Tác hại do ô nhiễm không khí gây ra là:
+ Mất an toàn giao thông: khói bụi làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi đường
+ Gây biến đổi khí hậu: gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit
+ Gây bệnh cho con người, động vật: gây nên các bệnh về hô hấp, giác mạc
+ Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.

Câu hỏi thảo luận 11. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí
Trả lời:
Các nguồn gây ô nhiễm không khí là:
+ Tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa
+ Con người: Phương tiện giao thông, cháy rừng, đốt rơm rạ, xả rác bừa bãi

Câu hỏi thảo luận 12. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
Trả lời:
Một số chất gây ô nhiễm không khí: tro, bụi, khí thải môi trường như cacbon monooxit, cacbon dioxit, lưu huỳnh đioxit, các nitrogen oxide, bụi mịn ….

Câu hỏi thảo luận 13. Quan sát các hình 10.6 đến 10.11, em hãy điền thông tin theo mẫu bảng 10.1
https://i.vdoc.vn/data/image/2022/10/06/bai-10-khong-khi-va-bao-ve-moi-truong-khong-khi.png
Nguồn gây ô nhiễm không khí Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng Con người/tự nhiên Tro, khói, bụi
Núi lửa ? ?
Nhà máy nhiệt điện ? ?
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu ? ?
Đốt rơm rạ ? ?
Vận chuyển vật liệu xây dựng ? ?

Trả lời:
Nguồn gây ô nhiễm không khí Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng Con người/tự nhiên Tro, khói, bụi
Núi lửa Tự nhiên Sulphur dioxide
Nhà máy nhiệt điện Con người Tro, bụi
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu Con người Bụi, khói
Đốt rơm rạ Con người Bụi, khói
Vận chuyển vật liệu xây dựng Con người Bụi

Câu hỏi thảo luận 14. Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Chúng ta có thể giảm tình trạng ô nhiễm không khí
- Một số biện pháp:
+ Sử dụng xe đạp để thay cho các phương tiện chạy bằng xăng, dầu.
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Phân loại và không vứt rác bừa bãi
+ Tham gia, phát động các chương trình trồng cây xanh, …

Luyện tập trang 52. Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục
Trả lời:
Cách khắc phục một số nguồn ô nhiễm và biện pháp:
+ Khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp
Biện pháp:
Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư.
Thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất bằng máy có công nghệ cao, tiết kiệm nhiên liệu, ít gây ô nhiễm hơn.
Sử dụng hệ thống lọc không khí, trước khi thải các khí có hại trực tiếp ra môi trường
Tạo hệ thống xử lí khí thải ô nhiễm môi trường và sử dụng nhiên liệu một cách hợp lí
+ Phương tiện giao thông
Biện pháp:
Tăng cường đi các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp nếu có thể.
Sử dụng các phương tiện tiết kiệm xăng, chủ động đi bảo hành bảo dưỡng các phương tiện đã cũ hỏng, ....
Tìm ra nguyên liệu, giúp đi lại thay thế cho xăng dầu thân thiện với môi trường hơn.

Vận dụng trang 33. Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình
Trả lời:
Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần phải:
+ Dọn dẹp sạch sẽ khu vực sinh sống, để đảm bảo vệ sinh
+ Đeo khẩu trang
+ Di chuyển đến khu vực thoáng khí trong lành
+ Đóng kín cửa, sổ ra vào, sử dụng máy lọc không khí trong nhà
+ Trồng thêm các cây xanh xung quanh khu vực nhà mình ở

Câu 1 trang 53. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Trả lời:
Một số nguồn gây ô nhiễm không khí: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ xe cộ tham gia giao thông, rác thải,...
Biện pháp:
Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, Ít gây ô nhiễm hơn.
Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường,
Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.
Che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển vật liệu xây dựng
Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Trồng thêm nhiều cây xanh.
Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm

Câu 2 trang 53. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thể nào đến sức khoẻ con người? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em.
Trả lời:
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Sulfur Dioxide tác động đến sức khoẻ con người làm gia tăng hô hấp, khó thở, ở một lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong.
Nitơ dioxit gây ra bệnh phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.
Carbon Monoxit làm giảm oxy trong máu, tổn thương thần kinh. Ngộ độc do hít phải nhiều khí CO có thể dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê gây tử vong.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): được sản sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, thuốc lá ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh, gây bệnh phổi, hen suyễn và là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
Bụi mịn xâm nhập vào phổi và tim gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.
Chlorofluoro Carbons gây bệnh ung thư da, các bệnh về mắt ở người và phá huỷ cây trồng.
Amoniac có khả năng ăn mòn và độc hại, có thể gây hại cho người.
Một số biện pháp bảo vệ không khí ở trường học hoặc nơi ở:
Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí trong phòng:
Mở cửa thông gió trong vòng 5 - 10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt là trong và sau khi nấu ăn; nên sử dụng các thiết bị hút mùi, thu khói hỗ trợ.
Không hút thuốc trong nhà.
Hạn chế khi sử dụng hoá chất như: chất tẩy rửa, chất làm mát không khí
Không sưởi đốt bằng than củi, than đá, ... cũng như chạy máy phát điện trong phòng kín.

Câu 3 trang 53. Em hãy giải thích vì sao lượng oxygen trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp.
Trả lời:
Bởi vì các loài thực vật thực hiện quang hợp đã cho ra O2 như một sản phẩm thải. Nhờ đó mà oxy luôn được cung cấp.

Câu 4 trang 53. Thiết kế một áp phích ở dạng tranh cổ động để tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khí nơi ở của mình.
Trả lời:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây