© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức

Thứ sáu - 29/03/2024 08:06
Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 (NB): Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.

Câu 2(TH): Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là
A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. calcium.

Câu 3(NB): Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh mốc cam ở thực vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh hắc lào ở người.
D. Gây bệnh cúm ở người.

Câu 4(NB): Động vật nào sau đây là vật trung gian truyền bệnh dịch hạch?
A. Cá chép.
B. Gà.
C. Chuột.
D. Trâu

Câu 5(NB):Thực vật nào sau đây có hại cho đời sống con người?
A.Cây thuốc phiện.
B.Cây chanh.
C.Cây hoa hồng.
D. Cây mít.

Câu 6(NB): Trong các bệnh sau, bệnh nào do nguyên sinh vật gây ra?
A. Bệnh cúm.
B. Bệnh hắc lào.
C. Bệnh viêm gan B.
D. Bệnh sốt rét.

Câu 7(TH): Trong các loài động vật sau đây, loài nào thuộc lớp thú?
A. Chim cánh cụt.
B. Dơi.
C. Chim đà điểu.
D. Cá sấu.

Câu 8 (NB): Đơn vị đo của lực là
A. giờ.
B. mét.
C. niutơn.
D. kilogam.

Câu 9 (NB): Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là
A. động năng
B. thế năng
C. nhiệt năng
D. quang năng

Câu 10 (NB): Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây:
“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”.
A. càng nhiều, càng yếu 
B. càng ít, càng mạnh
C. càng nhiều, càng mạnh
D. tăng, giảm

Câu 11 (NB): Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng 
B. Năng lượng âm thanh
C. Năng lượng hóa học
D. Năng lượng nhiệt

Câu 12 (NB):Vào buổi sáng, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở
A. hướng Đông.
B. hướng Tây.
C. hướng Nam.
D. hướng Bắc.

Câu 13 (NB) Vào buổi chiều, chúng ta thấy Mặt Trời
A. mọc ở đằng Đông.
B. mọc ở đằng Tây.
C. lặn ở đằng Tây.
D. lặn ở đằng Đông.

Câu 14(NB):Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Câu 15(TH): Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết
A. 1 giờ.
B. 12 giờ.
C. 24 giờ.
D. 48 giờ.

Câu 16 (TH):Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta "nặng" hơn.
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 17 (0.5đ NB) Nêu vai trò của đa dạng sinh học trong đời sống con người?
Câu 18: (1.0 đ TH): Nêu vai trò của nấm và các biện pháp phòng bệnh do nấm gây ra ở người?
Câu 19.(0,5 đ NB):
a. Lực nào làm cho vận động viên nhảy cầu rơi từ trên cao xuống nước?
b. Lực nào làm cho quả bóng chuyển động chậm dần khi bị ném lên cao?
Câu 20 (1.0 đ VD): Hãy chỉ ra sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác trong các trừờng hợp sau:
a. Khi nước đổ từ trên mặt đập thủy điện xuống.
b. Khi ném 1 vật lên theo phương thẳng đứng.
Câu 21 (1.0 đ VDC): Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?
Câu 22 (1.0 đ VD): Em hãy tìm hiểu và nêu cách sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
Câu 23 (1.0 đ TH): Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất? Lấy ví dụ cho mỗi loại hỗn hợp đó?
 
ĐÁP ÁN
Phần I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A D D C D D B C A C D A C C C D

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)
Câu NỘI DUNG Điểm
Câu 17
(0.5đ )
Vai trò của đa dạng sinh học trong đời sống con người­­.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người thông qua nước, lương thức, thực phẩm.
- Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người
- Tạo cảnh quan thiên nhiên
- Giúp con người thich ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai
0,125 đ
0,125 đ
0,125 đ
0,125 đ
Câu 18
(1,0 đ)
a. Nêu vai trò của nấm và các biện pháp phòng bệnh do nấm gây ra ở người
- Vai trò:
+ Với tự nhiên: Nấm tham gia phân hủy xác động vật và thực vật thành chất hữu cơ đơn giản trả lại cho môi trường
+ Với con người: Nấm là thức ăn, làm thuốc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Biện pháp: ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh, không dùng chung đồ dùng đồ cá nhân với người khác. Khi dọn vệ sinh ở những khu vực có nấm để đảm bảo an toàn chúng ta thường sử dụng găng tay, khẩu trang vì nấm mốc nhỏ, nhẹ dễ phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng với da khi tiếp xúc trực tiếp .
 
0,25 đ
0,25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
Câu 19
(0,5 đ NB)
a.Lực làm cho vận động viên nhảy cầu rơi từ trên cao xuống nước => lực hút của Trái Đất.
b. Lực làm cho quả bóng chuyển động chậm dần khi bị ném lên cao => lực hút của Trái Đất.
0,25
0,25
Câu 20
(1 đ VDC)
a) khi nước đổ từ thác xuống: Thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng.
b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng: động năng chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn.
0,5
0,5
Câu 21
(1đ - TH)
Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, bằng cách:
- Nhìn trên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu.
- Nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.
0,5
 
0,5
Câu 22
(1,0đ)
- Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách tiết kiệm nhiên liệu.
- Khi dùng than, củi hoặc gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết.
- Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động, tốt cho sức khỏe. Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân, tăng sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
0,25 đ
 
0,25 đ
 
0,5 đ
Câu 23
(1,0 đ)
- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.
(hoặc hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần)
+ Ví dụ: Nước đường, nước muối, rượu,...
- Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.
(hoặc hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần)
+ Ví dụ: Sữa đặc và nước, bột mì và nước,..
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây