© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

Thứ hai - 07/11/2022 09:00
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
Lương thực, thực phẩm là thức ăn của con người, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho con người duy trì sự sống, phát triển và hoạt động. Lương thực, thực phẩm dễ bị hư hỏng, biến đổi thành những chất có hại cho cơ thể. Vì vậy cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.

BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Lương thực, thực phẩm là thức ăn của con người, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho con người duy trì sự sống, phát triển và hoạt động.
- Lương thực, thực phẩm dễ bị hư hỏng, biến đổi thành những chất có hại cho cơ thể. Vì vậy cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.
- Có các nhóm chất dinh dưỡng chính trong lương thực, thực phẩm:
+ Carbohydrate (chứa tinh bột, đường và chất xơ): Cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Có nhiều trong các cây lương thực, đặc biệt là các cây ngũ cốc, củ cải đường, thốt nốt, mía,...
+ Protein (chất đạm): cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ,...
+ Lipid (chất béo): Dự trữ năng lượng, chống lạnh. Có nhiều trong bơ, dầu thực vật, mỡ động vật.
+ Chất khoáng (calcium, phosphorus, iodine, zinc,...): Vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
+ Vitamin: Có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất. Có nhiều trong các loại hoa quả tươi, rau củ, hải sản,...

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục 1 - Trang 53)
Hướng dẫn trả lời:
1.
a. Các loại lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Lúa gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu đỗ, dầu thực vật, bơ, lạc, vùng, rau xanh.
Các loại lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: Mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa.
b. Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: Mía, các loại củ, quả tươi, rau xanh, sữa, mật ong,... 
Lương thực, thực phẩm cần phải nấu chín: Lúa gạo, ngô, khoai, cá, thịt, mỡ lợn,...

2. Lương thực, thực phẩm dễ bị hư hỏng, biến đổi thành những chất có hại cho cơ thể. Vì vậy cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 53)
Hướng dẫn trả lời:
1. Các loại lương thực có trong hình 15.1 và một số thức ăn chế biến từ chúng:
- Lúa gạo: Cơm, cháo, xôi, bún, phở, bánh cuốn, bánh đúc, bánh tẻ, bánh nếp,...
- Ngô: Ngô luộc, bỏng ngô, bánh ngô. xôi ngô,...
- Khoai: Khoai lang luộc, bánh khoai,...

2. Nhóm carbohydrate (chứa tinh bột, đường và chất xơ) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Câu hỏi: (Mục II.2.a,b - Trang 54)
Hướng dẫn trả lời:
1. Trong hình 15.1:
- Thực phẩm cung cấp protein: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ,...
- Thực phẩm cung cấp lipid: Bơ, mỡ lợn. dầu thực vật, lạc, vừng, sữa,...

2. - Mặt tốt của lipid với sức khỏe của con người: Dự trữ năng lượng, chống lạnh.
- Mặt xấu của lipid với sức khỏe của con người: Nếu dư thừa lipid sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất và gây ra nhiều bệnh tật cho con người (các bệnh về tim mạch, xương khớp, tiểu đường,...).

Câu hỏi: (Mục II.2.c - Trang 54)
Hướng dẫn trả lời:
1. Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: Trứng, sữa, các loại thủy - hải sản (tôm, cua,...).
2. Vitamin A tốt cho mắt.
3. Vitamin D tốt cho sự phát triển của xương. Không có vitamin D, cơ thể sẽ không hấp thụ được calcium dẫn tới bệnh còi xương.

Câu hỏi: (Mục III - Trang 55)
Hướng dẫn trả lời:
Trong khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. 

* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 53)
Gợi ý:
1. Hạt gạo trong hộp nhựa không chứa nước vẫn cứng còn hạt gạo trong hộp nhựa có chứa nước mềm hơn, dễ bị nghiền vụn.
2. Các dấu hiệu cho thấy cơm đã bị thiu: Có mùi ôi thiu, hạt cơm bị nhớt hoặc chảy nước, mềm nát hơn, xuất hiện các đốm trắng, đen hoặc xanh,...
3. - Cách báo quản lương thực khô:
+ Gạo, ngô: Cho vào chum, vại, thùng kín hoặc đóng bao, bì, túi, ... để ở nơi khô ráo.
+ Khoai: Hong khô, phủ cát hoặc cắt lát phơi khô rồi đóng bao, bì, túi,... đề ở nơi khô ráo.
+ Sắn: Làm sạch, bỏ vỏ, cắt lát phơi khô rồi đóng bao, bì, túi.... để ở nơi khô ráo.
- Cách bảo quản lương thực đã nấu chín:
+ Cơm: Không để lẫn với các loại đồ ăn khác; để ở nơi thoáng mát tránh để cơm bị hấp hơi; để trong ngăn mát tủ lạnh,...
+ Cháo: Cho vào hộp đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tú lạnh.

Câu hỏi: (Mục 11.2 - Trang 54)
Gợi ý:
1. Sau một vài ngày, rau héo dần rồi úa vàng, hư và thối rữa.
2. Sau một vài ngày, thịt cá sẽ bốc mùi ôi, thiu và thối; Sữa bị nôi váng, chuyển sang màu vàng, mùi chua,...
3. - Cách bảo quản thịt tươi: Nếu dùng trong thời gian ngắn ngày thì để vào ngăn đá (ngăn cấp đông) của tủ lạnh; nếu dùng trong thời gian dài ngày thì phải sấy khô, hun khói,...
- Cách bảo quản thịt đã nấu chín: Để ở ngăn mát tủ lạnh.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Em hãy ghi lại thực đơn của gia đình ngày hôm nay và sắp xếp các loại thức ăn đó theo các nhóm chất em đã học?
Gợi ý:
Tùy theo thực đơn của từng gia đình để xếp thức ăn vào các nhóm chất:
+ Carbohydraie: Cơm, bún, phở, rau củ,...
+ Protein: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu dỗ,...
+ Lipid: Bơ, dầu thực vật, mỡ động vật.
+ Vitamin và muối khoáng: Các loại hoa quả tươi, rau củ, hải sản,... 

Câu hỏi 2: Em hãy quan sát bao bì của một loại sản phẩm từ các thực phẩm mà em đã dùng (vỏ hộp sữa, túi bánh, kẹo,...) và cho biết loại thực phẩm này cung cấp cho em những chất gì?
Gợi ý:
Quan sát kĩ bao bì thì ta có thể thấy các thông tin về hàm lượng carbohydrate, protein, lipid, các loại chất khoáng, các loại vitamin, năng lượng,... cung cấp cho cơ thể trong một gói/hộp/cái,...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây