© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT

Thứ tư - 09/11/2022 09:25
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực

CHƯƠNG IV. HỖN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

- Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất và có nhũng tính chất xác định.
- Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên. Tính chất của hỗn hợp thay đổi phụ thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan
- Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất giữa chất rắn và chất lỏng (các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng).
- Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất giữa hai chất lỏng (các hạt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác).
- Các chất khác nhau thì khả năng tan trong nước cũng khác nhau. Có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan trong nước.
- Khi tăng nhiệt độ, hầu hết các chất rắn tan nhiều và nhanh hơn, còn chất khí thì ngược lại (nhiệt độ tăng thì khả năng hòa tan trong nước của chất khí giảm).

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 56)
Hướng dẫn trả lời:
1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, màu của cốc nước cam bị nhạt, vị ngọt của cốc nước cam cũng bị giảm. Từ đó, ta có thể thấy tính chất của hỗn hợp thay đổi phụ thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp.
2. - Một số chất tinh khiết xung quanh em: Nước cất, trang sức bằng vàng, bạc,...
- Một số chất hỗn hợp xung quanh em: Nước khoáng, rượu, nước máy,...

Câu hỏi: (Mục II - Trang 57)
Hướng dẫn trả lời:
1. Khi hòa tan đường vào nước, đường không bị biến đổi thành chất khác, nó chỉ bị chia nhỏ thành các hạt mà ta không nhìn thấy được và hòa tan lẫn vào nước. Nem thử nước đường ta vẫn thấy vị ngọt của đường. Nếu làm bay hơi hết nước, ta lại thu được đường.
2.
Dung dịch Chất tan Dung môi
Nước muối Muối Nước
Giấm ăn Giấm (acetic acid) Nước
Nước ngọt có gas Đường, carbon dioxide Nước

3. Ở hình 16.1, hỗn hợp đồng nhất là nước đường, hỗn hợp không đồng nhất là nước cam.

Câu hỏi: (Mục III - Trang 57)
Hướng dẫn trả lời:
1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối ăn không tan hết mà bị lắng xuống dưới đáy thì cũng không tạo thành huyền phù.
2.
- Một số huyền phù: Nước bột màu (bột màu pha với nước), nước phù sa, vôi sữa (vôi tôi pha vào nước), sữa bột pha với nước, nước vo gạo,...
- Một số nhũ tương: Hỗn hợp dầu ăn và nước khuấy đều,...

Câu hỏi: (Mục IV. 1 - Trang 58)
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí tan trong nước:
- Nước biển: Chất rắn (các muối), chất khí (khí oxygen,...) tan trong nước.
- Giấm ăn: Chất lỏng (giấm - acetic acid) tan trong nước.
- Rượu: Chất lỏng (rượu - etylic) tan trong nước.

Câu hỏi: (Mục IV.2 - Trang 59)
Hướng dẫn trả lời:
Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải hòa tan muối ăn vào nước nóng, vì khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất ran cũng tăng.

* Câu hỏi hoạt động (Mục II - Trang 57)
Gợi ý:
Chất rắn thu được có màu trắng, vị mặn, giống với muối ban đầu. 

* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục III - Trang 57)
Gợi ý:
1. Nước đường có màu trong suốt, nước bột sắn dây có màu trắng đục. Nước đường là dung dịch, nước bột sắn dây là huyền phù.
2. Sau 30 phút, cốc nước đường không có sự thay đổi, cốc nước bột sắn dây có sự thay đổi: Bột sắn dây bị lắng đọng xuống đáy cốc.

Câu hỏi: (Mục IV. 1 - Trang 58)
Gợi ý:
1. Chất đã tan trong nước là đường, muối ăn. Chất không tan trong nước là bột đá vôi.
2. Có thể dự đoán bột mì, bột gạo không tan trong nước ở điều kiện thường.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Theo em, không khí là hỗn họp đồng nhất hay không đồng nhất? Em hãy kể tên thành phần các chất có trong không khí mà em biết.
Gợi ý:
Không khí là hỗn hợp đồng nhất của các chất: Nitrogen (chiếm khoảng 78% về thế tích), oxygen (chiếm khoảng 21% về thể tích), khí carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác (chiếm khoảng 1% về thể tích).

Câu hỏi 2: Trung bình cứ trong 100g nước biển thì có hòa tan 3,5 g muối ăn. Em hãy tính:
a. Khối lượng muối ăn thu được khi làm bay hơi 1 tấn nước biển.
b. Khối lượng nước biển cần lấy để thu được 1 tấn muối.
Gợi ý:
a. Theo bài ra: Trong 100(g) nước biển có 3,5 (g) muối ăn
=> Trong 1 (tấn) nước biến có X (tấn) muối ăn
=> X =  = 0,035 (tấn) = 35(kg)
Vậy khi làm bay hơi 1 tấn nước biển thì thu được 35 kg muối ăn.

b. Theo bài ra: Trong 100(g) nước biển có 3,5(g) muối ăn
=> Trong y (tấn) nước biến có 1 (tấn) muối ăn
1x100 , ,
=> y =  ≈ 28.57 (tấn)
Vậy để thu được 1 tấn muối ăn thì cần lấy khoảng 28,57 tấn nước biển.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây