© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp

Thứ hai - 14/11/2022 09:16
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp. Kiến thức trọng tâm cần nhớ và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Gợi ý trả lời câu hỏi phát triển năng lực.

Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Dựa vào các tính chất khác nhau của chất mà người ta có thể tách chất ra khởi hỗn hợp.
- Có nhiều cách tách chất ra khỏi hỗn hợp:
+ Lọc: tách chất rắn lơ lửng, không tan ra khỏi chất lỏng.
+ Lắng, gạn: Tách chất rắn nặng hơn ra khỏi chất nhẹ hơn.
+ Cô cạn: Tách chất tan rắn tan trong dung dịch hoặc huyền phù.
+ Chiết: Tách các chất lỏng không tan vào nhau.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 60)
Hướng dẫn trả lời:
1. Trên thực tế, chúng ta thường gặp hỗn hợp. Chất tinh khiết rất hiếm trong tự nhiên.
Cần tách chất để thu được chất tinh khiết, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.
2. Quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống: Phù sa lắng đọng bên bờ sông, hút ẩm không khí, nấu riêu cua (tách thịt cua), nước giếng được lọc qua bể lọc, đánh phèn làm trong nước,...

Câu hỏi: (Mục II.1 - Trang 61)
Hướng dẫn trả lời:
Hạt bụi bị tách khỏi không khí vì bụi nặng hơn không khí.
Phù sa bị tách khỏi nước sông vì hạt phù sa nặng hơn nước.

Câu hỏi: (Mục II.2 - Trang 62)
Hướng dẫn trả lời:
1. Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp làm bay hơi để tách muối ra khỏi nước biển.
2. Để tách muối ra khỏi cát ta làm theo các bước:
- Hòa hỗn hợp vào nước.
- Dùng giấy lọc để lọc tách riêng được cát và dung dịch nước muối (sử dụng phương pháp lọc).
- Làm bay hơi nước muối ta thu được muối (sử dụng phương pháp cô cạn). 

Câu hỏi: (Mục II.3 - Trang 63)
Hướng dẫn trả lời:
Khi khai thác dầu mỏ dưới đáy biển, để tách được dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển, người ta có thể dùng phương pháp chiết. Dầu mở không tan và nhẹ hơn nước biển nên khi chiết, ta sẽ thu được dầu mỏ ở trên phễu chiết.

* Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 61)
Gợi ý:
Nước lọc trong hơn nước gạn.

Câu hỏi: (Mục II.3 - Trang 62)
Gợi ý:
1. Nước nặng hơn dầu ăn (vì nước chìm xuống dưới, dầu ăn nổi lên trên).
2. Phải mở khóa phễu chiết từ từ để nước và dầu ăn không bị xáo trộn khi cháy.
3. Các chất lỏng thu được không còn lẫn vào nhau nữa, có thể coi là nguyên chất.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Có một hỗn hợp gồm bột copper (bột đồng) và bột iron (bột sắt), làm thế nào đế tách riêng được copper ra khỏi hỗn hợp. Biết rằng iron bị nam châm hút, tan được trong hydrochloric acid còn copper thì không.
Gợi ý:
Có thể tách riêng bột copper ra khỏi hỗn hợp bằng các cách sau:
Cách 1:
Rải toàn bộ lượng hỗn hợp ở trên lên trên một tờ giấy, dùng nam châm đưa đi đưa lại nhiều lần trên bề mặt hỗn hợp để nam châm hút hết bột iron, còn lại bột copper.
Cách 2:
Cho hỗn hợp vào dung dịch hydrochloric acid rồi khuấy đều, bột iron sẽ tan hết, còn lại bột copper không tan. Dùng phương pháp lọc ta thu được copper nguyên chất.

Câu hỏi 2: Nhiều vùng nông thôn ở nước ta vẫn chưa có nước máy sạch để sinh hoạt mà phải dùng từ nguồn nước giếng khơi, giếng khoan. Theo em, cần phải làm gì để có thể thu được nước sạch từ những nguồn nước này? 
Gợi ý:
Có thể xây các bể lọc nước đơn giản gồm 3 ngăn:
Ngăn thứ 1: Ngăn lọc nước sơ bộ
Nước được bơm trực tiếp từ giếng lên qua hệ thống vòi phun (vòi khuấy oxygen). Phơi nước để nước lắng đọng các kim loại nặng xuống dưới.
Ngăn thứ 2: Ngăn chứa hệ thống lọc
Cấu tạo của ngăn này gồm một lớp sỏi to, sỏi nhỏ. Sau đó là 1 lớp hạt lọc, bên trên có lớp than hoạt tính (có thể thay thế bằng than củi, than gáo dừa). Trên cùng là một lớp cát đã được rửa sạch hết cặn đất. Tại đây, nguồn nước sơ bộ ở ngăn thứ 1 sẽ được lọc qua từng lớp và tạo thành nước sạch chảy xuống bể chứa ở ngăn thứ 3.
Ngăn thứ 3: Ngăn chứa nước
Đây là ngăn chứa nước sạch đã qua xử lí, có thể sử dụng để sinh hoạt bình thường.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây