BÀI 19: CẤU TẠO CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống. Một sinh vật sống dù là sinh vật đơn bào cấu tạo nên từ 1 tế bào (vi khuẩn...), hoặc sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào (thực vật, động vật...). Mặc dù các tế bào có hình dạng, kích thước khác nhau để cấu tạo nên vô số sinh vật sống trên Trái Đất, nhưng các tế bào đó lại được cấu tạo bởi các thành phần tương tự nhau.
- Một tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản:
+ Màng tế bào: Bao ngoài tế bào chất, tham gia trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
+ Tế bào chất: Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân hoặc vùng nhân (vi khuẩn): Chứa vật chất di truyền điều khiển, mọi hoạt động sống của tế bào.
- Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân.
- Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp, trong đó vật chất di truyền được nằm trong nhân có màng nhân bao bọc.
- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều là những tế bào nhân thực.
- Tế bào thực vật khác tế bào động vật: Màng sinh chất được bao bọc bởi thành cellulose (quy định hình dạng và có chức năng bảo vệ tế bào), lục lạp chứa chất diệp lục (chức năng quang hợp) và có không báo lớn.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi: (Mục I - Trang 67)
Hướng dẫn trả lời:
1. Thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng:
STT |
Thành phần |
Chức năng |
1 |
Màng tế bào |
Thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. |
2 |
Tế bào chất |
Diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào (chuyển hóa năng lượng, hấp thụ chất dinh dưỡng...). |
3 |
Nhân (Vùng nhân) |
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. |
2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti để thực hiện chức năng trao đổi chất với
môi trường.
Câu hỏi: (Mục III - Trang 68)
Hướng dẫn trả lời:
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:
- Giống nhau: cấu tạo gồm 3 phần chính:
+ Màng tế bào
+ Tế bào chất
+ Nhân
- Khác nhau:
Tế bào thực vật |
Tế bào động vật |
- Màng tế bào có thành cellulose.
- Có chất diệp lục.
- Không bào lớn. |
- Màng tế bào không có thành cellulose
- Không có chất diệp lục.
- Không bào nhỏ |
2.
- Điểm khác nhau lớn nhất giữa thực vật và giới động vật là khả năng quang hợp.
+ Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ.
+ Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác.
- Cấu trúc của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật đó chính là: Thành của tế bào.
III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu hỏi 1: Vì sao thực vật được gọi là sinh vật dị dưỡng? Thành phần nào trong tế bào quyết định đó là một sinh vật dị dưỡng hay sinh vật tự dưỡng?
Gợi ý:
- Thực vật được gọi là sinh vật dị dưỡng vì: Thực vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ nuôi cơ thể và cung cấp nguồn thức ăn cho động vật và con người,...
- Thành phần diệp lục có trong tế bào quyết định đó là một sinh vật dị dưỡng hay sinh vật tự dưỡng. Vì chỉ có chất diệp lục mới có khả năng quang hợp để tổng hợp thành chất hữu cơ.
Câu hỏi 2: Cho ví dụ về đại diện của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào của 2 nhóm sinh vật đó là gì?
Gợi ý:
- Ví dụ về đại diện của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn:
+ Sinh vật nhân sơ: Trực khuẩn, cầu khuẩn...
+ Sinh vật nhân chuẩn: Trùng roi xanh, tảo, nấm, cây hoa hồng, con chó...
- Điểm khác nhau giữa tế bào của 2 nhóm sinh vật đó là: Sinh vật nhân sơ chưa có màng nhân, còn sinh vật nhân chuẩn đã có màng nhân.